Theo lời của cư sĩ Thiện Thông:
23 Tháng 9 này, Làng A Di Đà (tại Pennsylvania, Mỹ Quốc) sẽ chính thức của Tịnh Tông Học Hội, tất cả mọi thủ tục giấy tờ đều hoàn tất. Chi phí hơn 1 triệu đô đã trả hết, không còn nợ gì nữa cả (nên không cần phải lo tài chính trả nợ). Khu vực Làng A Di Đà này rộng khoảng 136 acres, có 25 căn hộ lớn nhỏ, luôn cả 2 chánh điện sẽ tạo dựng trong tương lai. Trong tương lai Làng A Di Đà sẽ tổ chức những Khóa Tu Niệm Phật, Tam Thời Hệ Niệm... Sẽ mở cửa 24/7, ai ai cũng đến tu được, tất cả chỗ ở ăn uống miễn phí, nhưng phải ghi danh trước, mỗi người đều được ở đó tu thời gian ngắn hay dài, sau đó muốn tiếp tục thì phải đăng ký tiếp. Hiện Làng A Di Đà trong quá trình xây cất sửa chữa, thiết kế, làm 2 chánh điện lớn, ấn tống tượng Phật Bồ Tát... Nếu các bạn phát tâm muốn đóng góp xây dựng Làng A Di Đà, ấn tống tượng Phật Bồ Tát... thì xin liên hệ theo thông tin sau đây:
- Địa Chỉ: 343 Conrad Road, Barto PA 19504.
- Điện Thoại: (202) 257-9533.
- Email: mituovillage2014@gmail.com.
- Mailing: 1495 Little Creek La., Collegeville, PA 19426.
Gọi điện thoại sẽ có nhiều ngôn ngữ để bạn nói chuyện: Anh, Trung Quốc, Việt Nam... Làng A Di Đà (của Tịnh Tông Học Hội) là thuộc về quốc tế, không thuộc về cá nhân nào cả. Tất cả mọi người đều đến tu được, nhưng phải đăng ký trước. Hôm qua nhiều người ở các tiểu bang khác nhau đến cộng tu với nhau (có người Việt, Hoa...). Nếu ở các tiểu bang Đông Bắc Nước Mỹ gần Pennsylvania, nếu có Khóa Tu Niệm Phật lớn, Tam Thời Hệ Niệm... có thể sẽ có xe buýt chở đến nơi miễn phí, liên lạc để biết thêm chi tiết.
Thiện Thông
Theo trang web video: Mituo Village 2014
Mituo Village Duyên khởi:
Những năm gần đây, kinh tế và đời sống dân chúng Mỹ bị sa sút, thiên tai không ngừng, lòng dân hoang mang, những người có tâm huyết của Tịnh Tông vùng Bắc Mỹ đã không ngừng tìm kiếm một nơi xa vùng huyên náo và cám dỗ vật chất để nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tây Phương Cực Lạc. Các vị đồng tu của Tịnh Tông Học Hội luôn nổ lực tìm một nơi lý tưởng để kiến lập làng Di Đà theo mô thức lý tưởng của sư phụ, nhằm vun bồi nền văn hóa truyền thống Trung Hoa được bám rễ sanh sôi, có khả năng ảnh hưởng tư tưởng Tây Phương trở về giáo dục truyền thống, đồng thời xây dựng một tổ đình Tịnh Độ truyền thừa miên viễn (lâu dài), tạo hoàn cảnh ổn định, lý tưởng, để mọi người tu học, một lòng niệm Phật, cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ.
Tháng 4 năm 2014, do một cơ hội ngẫu nhiên, học viên của Tịnh Tông Học Hội Philadelphia, PA phát hiện một cơ sở tu hành thuộc Cơ Đốc Giáo rời đi. Cơ sở này được thành lập từ năm 1929, thuộc Hội Liên Hiệp Cơ Đốc Giáo Hoa Kỳ, trải qua gần 100 năm khai phá từ một vùng đồi núi đến nay đã xây lên 24 căn nhà cỡ kích khác nhau để làm học xá, phòng học và ký túc xá cho hội viên tu tập. Trong đó có hai ngôi kiến trúc lớn nhất được cất từ 10 năm trước với kinh phí ba triệu đô. Toàn bộ sản nghiệp được miễn thuế, được cấp giấy phép hoạt động tôn giáo và cất viện dưỡng lão. Các nông trại, khu dân cư, mọi sinh hoạt trại hè và dịch vụ công cộng khác đều được luật pháp phê chuẩn một cách hợp thức hóa.
Nơi này cách Philadelphia Chinatown hơn một giờ lái xe, cách New York Chinatown 2 giờ, cách Washington DC 3 giờ, với diện tích 136 mẫu Anh, bao quanh bởi rừng cây xanh in bóng bên dòng nước biếc tọa lạc trong một vùng gồm 22,53 miles vuông diện tích đất và 0,05 miles vuông diện tích nước. Sản nghiệp có 24 căn nhà có công năng khác nhau chiếm diện tích 46,700 square feet, có thể chứa hơn 500 người cùng tu. Có hai tòa kiến trúc lớn nhất. Một tòa có phòng làm chánh điện, phòng ăn, và phòng hội hợp; tòa kia dùng làm liêu phòng chứa được 84 người. Các kiến trúc đều có thiết bị đầy đủ, công năng hoàn hảo. Xung quanh có các bãi cỏ rộng thích hợp cắm trại và những hoạt động pháp hội long trọng như Tam Thời Hệ Niệm.
Hiện nay Uỷ Ban Trù Bị Thôn Di Đà Bắc Mỹ (gọi tắc là Ban Trù Bị) đã chính thức thành lập. Sư tỷ Trần Mỹ Quân (Alice) của Tịnh Tông Học Hội của Philadelphia, PA đang đảm trách trưởng ban của Ban Trù Bị. Các thành viên còn lại do các thành phần cốt cán trong hội và từ các Tịnh Tông Học Hội khác phụ trách. Ban Trù Bị đang ráo riết kế hoạch một loạt hoạt động sắp tới. Sau cuộc họp, Ban Trù Bị tạm đề ra tông chỉ, niềm tin, sứ mạng và sáu đại nguyện cảnh của thôn Di Đà như sau:
Tông chỉ và niềm tin:
Tín nguyện trì danh, lão thật niệm Phật, cầu sanh Cực Lạc, đồng thời tiếp dẫn, trợ giúp và hóa độ những người niệm Phật được vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Tất cả nghị quyết và hoạt động của thôn Dì Đà đều theo nguyên tắc và ý tưởng của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không do ngài căn cứ theo giáo lý của đức Phật mà đề xướng. Các viên chức chấp sự dù là xuất
gia hay tại gia đều không được thay đổi những nguyên tắc này.
Sứ mạng:
Vị thiên địa lập tâm, vị dân sanh lập mạng, truyền thừa kinh điển của thánh hiền, xây dựng nền tảng thái bình cho hậu thế muôn đời. Học để làm bậc thầy, hành vi làm mô phạm, tín thọ phụng hành giáo huấn thánh hiền truyền bá cho người đời.
Sáu đại nguyện cảnh:
1. Với sự phát tâm và hộ trì của chư đại đức đồng tu khắp nơi, đồng tâm hiệp lực kiến tạo một đạo tràng Tịnh Tông chuyên tu chuyên hoằng pháp, giúp mọi người kiên định tín hạnh nguyện, an tâmtu tập, một lòng cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ.
2. Với sự phát tâm và hộ trì của chư đại đức đồng tu khắp nơi, toàn lực xây dựng một hệ thống trợ niệm lúc lâm chung, bao gồm: chăm sóc người lớn tuổi, nhà điều dưỡng, hộ lý lúc lâm chung, lập ban hộ niệm.
3. Hằng năm định kỳ tổ chức trại hè sinh hoạt Phật pháp, học hỏi nền tảng giáo dục của thánh hiền Trung Hoa (xúc tiến mạnh mẽ, giới thiệu và học tập Quần Thư Trị Yếu 360, Đệ Tử Qui), gieo những chủng tử đạo đức vào đội ngũ thanh thiếu niên nhằm đào tạo những người lãnh đạo tài ba đức độ cho tương lai nước Mỹ.
4. Thực hành qui tắc “ngày nào không làm việc, ngày đó không ăn cơm”. Xây dựng hệ thống nông nghiệp để tự túc lương thực.
5. Với sự phát tâm và hộ trì của chư đại đức đồng tu khắp nơi, tận lực kiến tạo một tổ đình Tịnh Tông tại Mỹ Quốc. Biến nơi này thành nơi khởi điểm phát triển pháp môn Tịnh Độ của các quốc gia Tây Phương. Các tổ chức sinh hoạt (gồm các pháp hội hộ quốc tiêu tai Tam Thời Hệ Niệm Việt Hoa, khóa tu Phật Thất, lớp học văn hóa truyền thống, lớp sám hối, vân vân) sẽ có tác dụng hướng dẫn mọi người phát tâm thành tựu các nguyện cảnh trong tương lai.
6. Với sự phát tâm và hộ trì của chư đại đức đồng tu khắp nơi, sẽ kiến thiết đại học Phật giáo, đào tạo và huấn luyện một thế hệ nhân tài hoằng pháp và các nhà mô phạm, thành đạt nguyện vọng chấn hưng Phật pháp.
Phụ chú: tư liệu của sản nghiệp
Tổng quát:
136+/- mẫu Anh: gồm ao và con lạch thuộc phần nhánh tây kinh Perkiomen.
Diện tích xây dựng: 24 căn nhà với tổng diện tích là 46,700 ft2.
Năm thành lập: 1929.
Cấu trúc chủ yếu bao gồm:
Nông trại Rupp: có khu tu tập, phòng tiếp khách, nhà kho của nông trại.
Khu Mensch Mill: gồm các cabin mùa hè, các kiến trúc được tân trang.
Trại Hill: có đình nghỉ mát mùa hè và rừng cây.
Nông trại Kemp: hai hội trường lớn có thể chứa 500 người cùng tu, và 84 người lưu trú.
Đồi Intel: có con kinh và ao đầm.
Qui hoạch: phát triển nông thôn / khu dân cư / nông nghiệp. Được miễn thuế và được phép sử dụng cho những sinh hoạt tôn giáo. Lâu nay khu đất này được dùng làm nông trại, xây nhà máy, và trại huấn luyện. Nhà cửa và địa hình kiến thiết đều phản ảnh các công năng khác nhau.
Mô tả toàn khu vực: số zip code 19504 ( vị trí của cơ sở ) có 22, 53 miles vuông diện tích đất và 0,05 miles vuông diện tích nước. Cơ sở này tọa lạc dọc chi nhánh tây của kinh Perkiomen đang nuôi dưỡng rừng cây rậm rạp xung quanh. Các ngân hàng và cơ sở khác đang được xây dựng ven vùng này. Bên cạnh có khu đất trống 500 mẫu đang chờ phát triển để bán.
Nguồn nước: nước giếng, nước ngầm, nước sông.
Thành phố chủ yếu lân cận:
Philadelphia Chinatown ( 60 miles, 1:12 giờ lái xe )
New York Chinatown ( 105 miles, 2 giờ lái xe )
Washington DC ( 165 miles, 3:10 giờ lái xe )
Trang web video: Mituo Village 2014
https://www.youtube.com/watch?v=-GISELQ9RPc
ReplyDeletehttps://www.youtube.com/watch?v=A3NnxuLbWjQ
ReplyDeletehttps://www.flickr.com/photos/113548615@N05/sets/72157651892172005/
ReplyDeletehttps://www.flickr.com/photos/113548615@N05/sets/72157651892172005/
ReplyDelete