Bên cạnh tác dụng dược lý, kết hợp nấm trong chế độ dinh dưỡng thường ngày còn thêm nhiều lợi điểm.
Theo nhận định của tổ chức y tế thế giới (WHO), không dưới 70% trường hợp bệnh lý liên quan mật thiết với rối loạn biến dưỡng, hoặc do suy yếu sức đề kháng, hoặc vì cả hai. Hai nhân tố này bao giờ cũng có mặt trong bệnh mãn tính, nếu không trước khi phát bệnh thì sau khi được điều trị, hoặc trước có rồi, sau nặng hơn. Trên cơ sở vừa phân tích, bất cứ biện pháp nào vừa tăng cường sức đề kháng, vừa điều chỉnh biến dưỡng đều mang ý nghĩa phòng bệnh đồng thời gia tốc tiến trình phục hồi.
Bên cạnh tác dụng dược lý, kết hợp nấm trong chế độ dinh dưỡng thường ngày còn thêm nhiều lợi điểm (Ảnh: Internet)
Nếu nhà điều trị ở phương Tây mới dùng nấm như thuốc trong phác đồ điều trị nhiều bệnh chứng nghiêm trọng từ vài chục năm thì thầy thuốc y học cổ truyền phương Đông đã biết rất rõ về hiệu năng phòng và chữa bệnh của nấm từ nhiều ngàn năm. Mặt khác, cũng nhờ các nhà khoa học ở phương Tây trong vài thập niên gần đây đã chọn Đông y như nguồn tư liệu hàng đầu để nghiên cứu cho sản phẩm và liệu pháp mới nên tác dụng làm thuốc của nhiều loại nấm, từ đắt tiền vì hiếm có như Linh Chi, Đông trùng hạ thảo thứ thiệt cho đến các loại phổ thông như nấm mèo, nấm đông cô… đã được xác minh qua hàng loạt công trình khảo sát trên lâm sàng cũng như trong thực nghiệm.
Nếu Linh chi, Đông trùng hạ thảo… quá quen thuộc với người dân châu Á vì đã từ lâu có tên trong dược điển thuốc chống ung thư của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… thì các loại nấm ngày nay cũng đang được nhiều thầy thuốc ở châu Âu kết hợp trong phác đồ điều trị bệnh mãn tính như thấp khớp, dị ứng, viêm gan… và nhất là cho bệnh nhân ung thư, từ khi các nhà nghiên cứu phát hiện hai đặc tính nổi bật của nhóm hoạt chất Betaglucan trong nấm.
Đó là tác dụng:
- Hưng phấn hoạt tính của thực bào và bạch cầu để truy sát tế bào ung thư.
- Cải thiện chức năng giải độc của lá gan, trái thận, khung ruột.
- Điều chỉnh biến dưỡng chất béo và chất đường.
- Ngăn ngừa thiếu dưỡng khí nội bào thông qua tác dụng cải thiện tuần hoàn vi mạch.
- Ức chế tác hại của siêu vi gây ung thư.
- Trung hòa độc chất sinh ung thư nội tại cũng như ngoại lai.
Tổ chức FDA ở Hoa Kỳ chắc chắn phải có lý do vững chắc khi xếp nấm vào nhóm thực phẩm phòng ngừa ung thư. Bên cạnh tác dụng dược lý, kết hợp nấm trong chế độ dinh dưỡng thường ngày còn thêm nhiều lợi điểm nhờ công năng:
- Ổn định thể trọng ở người có khuynh hướng béo phì.
- Cân bằng đường huyết ở người bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu dễ dao động.
- Hỗ trợ tác dụng của nhiều loại dược phẩm như thuốc trị bệnh gút, giảm đau, cao huyết áp, trầm cảm… Người bệnh nhờ đó giảm được liều lượng nghĩa là giới hạn phản ứng phụ khi dùng dài lâu.
- Cải thiện tiêu hóa cho người hay táo bón nhờ chất xơ trong nấm vừa nhuận trường vừa kéo theo chất béo trong thực phẩm qua đường ruột.
Vì Betaglucan là 1 nhóm hoạt chất với thành phần không đồng nhất về hàm lượng trong mỗi loại nấm nên nếu phối hợp nhiều loại nấm trong khẩu phần bao giờ cũng có lợi hơn chỉ dùng độc vị. Nhiều tay vỗ nên tiếng, nhiều mặt giáp công bao giờ cũng hữu hiệu hơn khi đối đầu với bệnh nguyên tram mưu ngàn chước. Ăn ngon mà nên thuốc còn gì hơn?
0 comments