“Trung Nguyên ngày hội vong Vu Lan,
Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn
Mùa của chư Tăng ngừng tưởng niệm,
Bảy đời cha mẹ thoát u quan.”
(Trúc Diệp)
“Vu Lan”, hay “Vu Lan Bồn” có nghĩa là gì? “Vu Lan Bồn” là dịch âm từ chữ Phạn Ullambana (chữ cổ dùng để viết trong Kinh Phật). Ý dịch là “cứu đảo huyền”. Theo ngài Tông Mật, Vu Lan nghĩa là đảo huyền, ám chỉ cực mình bị treo (huyền) ngược (đảo) của linh hồn trong địa ngục. “Bồn” tức là cái chậu, cái thau, tượng trưng cho vật cứu hộ những linh hồn ấy. Do đó cách dịch thông thường của lễ Vu Lan là lễ "cứu đảo huyền, giải thống khổ"
Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn
Mùa của chư Tăng ngừng tưởng niệm,
Bảy đời cha mẹ thoát u quan.”
(Trúc Diệp)
“Vu Lan”, hay “Vu Lan Bồn” có nghĩa là gì? “Vu Lan Bồn” là dịch âm từ chữ Phạn Ullambana (chữ cổ dùng để viết trong Kinh Phật). Ý dịch là “cứu đảo huyền”. Theo ngài Tông Mật, Vu Lan nghĩa là đảo huyền, ám chỉ cực mình bị treo (huyền) ngược (đảo) của linh hồn trong địa ngục. “Bồn” tức là cái chậu, cái thau, tượng trưng cho vật cứu hộ những linh hồn ấy. Do đó cách dịch thông thường của lễ Vu Lan là lễ "cứu đảo huyền, giải thống khổ"
Về ý nghĩ đầy đủ của Vu Lan thì trong kinh Vu Lan đã nói rất rõ, rất chi tiết. Bắt nguồn từ tích ngài Mục Kiền Liên sau khi tu hành đắc đạo, chứng được 6 phép thần thông, nghĩ đến công ơn sanh thành dưỡng dục cha mẹ - không có công ơn nào có thể đem so sánh được, và được ví là công ơn trời biển - đã dùng đạo nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ quỷ, than thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài vận thần thông, bưng bát cơm đang ăn đi đến chỗ mẹ ở mà dâng mẹ. Bà mẹ đang đói khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che giấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp trước của bà quá nặng, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được.
Ngài Mục Kiền Liên thấy vậy, vô cùng đau xót, không biết làm sao cứu vớt mẹ được, bèn về bạch với đức Phật.
Ngài dạy : Tội lỗi của mẹ ngươi, dù có thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được đâu! Duy chỉ có dùng thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư, tinh tấn tu hành thanh tịnh tập trung chú nguyện cho, may ra mới chuyển hóa được nghiệp lực của mẹ ngươi, thì mẹ ngươi mới được thoát khổ cảnh mà thôi. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, song có nhiều người khiêng, thì dời đi đâu cũng được
Nghe vậy
Ngài Mục Kiền Liên thưa với đức Phật : Bạch Thế Tôn, con nay làm sao mà mời chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được?
Đức Phật dạy rằng : Ngày rằm tháng 7 là ngày Tự tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường chư Tăng trong ngày Tự tứ, ngày đó dầu các vị trong thiền định, hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhơn gian, cũng tập trung lại để Tự tứ và cầu nguyện cho mẹ ngươi, thì mẹ ngươi sẽ được thoát khổ,
Rồi Ngài Mục Kiền Liên thực hành theo lời dạy của đức Phật và chính trong ngày đó, mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát được cảnh ngạ quỷ mà về cõi cực lạc.
Do vậy, Ngài Mục Kiền Liên hết sức vui mừng và thưa với đức Thế Tôn, nếu sau này có người nào muốn phát tâm hiếu để mà cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui thì có làm như con được không? Đức Phật dạy là có thể làm được trong ngày Tự tứ. Do đó, mà trong Phật giáo truyền lại một Pháp cứu độ cho tiền nhân (như cha mẹ, ông bà…) trong ngày Tăng Tự tứ gọi là lễ VU LAN.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân mà người ta còn gọi là Tết Trung nguyên, đã trở thành ngày truyền thống trong dân gian, ngày của những người con hiếu thuận hướng về các đấng sinh thành dưỡng dục, ông bà cha mẹ tổ tiên của mình. Riêng người Phật tử lại là ngày hội lớn của mùa báo hiếu. Ngày "Vu Lan thắng hội". Ngày noi theo gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên.
NGÀY XƯA CÓ MẸ
tac gia : Thanh Nguyên
Khi con biết đòi ăn
MẸ là người đút cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tâu
MẸ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc MẸ ngày thêm sợi bạc
MẸ đã thành hiển nhiên như Trời Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu có đi vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài MẸ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên.
MẸ là người đã cho con cái tên
Trước cả khi con cất lên tiếng MẸ.
MẸ,
Cái tiếng gọi từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
MẸ, có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc.
MẸ,
Có nghĩa là duy nhất.
Một bầu trời.
Một mặt đất.
Một vầng trăng.
MẸ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và nước mắt.
Chỉ có một lần MẸ không ngăn con khóc
Là khi MẸ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi MẸ không còn.
Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng
Rồi những đứa trẻ lại chào đời, và lớn lên theo năm tháng
Biết bao người được làm MẸ trong ngày
Tiếng trẻ con gọi MẸ ngân nga khắp mặt đất này
Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng.
MẸ,
có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Một đóm lửa thiêng liêng cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối
MẸ,
Có nghĩa là mãi mãi
Là cho-đi-không-đòi-lại-bao-giờ
Cổ tích của những ai còn mẹ là
Ngày xưa có một ông vua,ngày xưa có một nàng công chúa
Cổ tích của con là
Ngày xưa có MẸ…
DẤU LẶNG
Tác giả : Quế Lâm
Ngày xưa còn ngây dại
Con không hiểu tại sao
Chữ mẹ có dấu nặng
Con thường hay hỏi nắng
Nắng cũng chỉ lặng yên
Con thường hay hỏi mưa
Mưa lạnh lùng không nói
Ngày nối ngày trôi qua
Tóc mẹ ngày thêm bạc
Một vài vết chân chim
Chập chờn nơi khóe mắt
Tuổi xuân mẹ vụt tắt
Theo từng ngày con khôn
Dấu nặng như lòng mẹ
Nuôi con lớn từng ngày
Vai mẹ nhiều vết chai
Vì nặng đôi quang gánh
Áo mẹ sờn bạc lắm
Vì mưa nắng trên đồng
Trên đường đời mênh mông
Con luôn luôn có mẹ
MẸ
Đỗ Trung Quân
Con không đợi
một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Mỗi ngày qua con lại thấy ngẩn ngơ
Ai níu nổi thời gian ? Ai níu nổi ?
Con mỗi ngày một lớn thêm
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn
Con sẽ không đợi một ngày kia có người cài lên áo cho con
Một nụ hồng bạch
Mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
Mỗi ngày đi qua đang cài cho con những bông hồng
Hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và cho biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không ?
Nghìn bài thơ chất ngập cả tâm hồn
Đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Trích từ blog (Cọng rơm cuối mùa)
0 comments