Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên.
và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu.
Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.
Mẹ tôi khuyên : '' Thoi con à, chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm ''.
Tôi đem chuyện ra than thở với mấy người trong xóm.
Có người khuyên : '' Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu . . . ''
Có người khuyên : '' Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu . . . ''
Rồi người ấy nói tiếp : '' . . . Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được.
Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà và chị thông cảm ! ''
Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà và chị thông cảm ! ''
Cậu thanh niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ : '' Trẻ người non dạ, cố chịu đựng thôi ''.
Thế nhưng, tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết định lên lầu nhắc nhở.
Cậu bé mở cửa, hốt hoảng xin lỗi : '' Dì thứ lỗi, cháu sẽ cố gắng cẩn thận hơn . . . ''
Thế nhưng, cứ khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ, tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào tai tôi như thách thức.
Mẹ tôi an ủi : '' Ráng đi con, có lẽ nó quen rồi ! Từ từ mới sửa được. . . ''
Rồi khoảng một tháng sau, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất.
Tôi nằm trên giường nín thở lắng tai nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ, và bước chân nhẹ nhàng cẩn thận.
Tôi nói với mẹ : '' Mẹ nói đúng thật ! ''
.Nhưng tôi bỗng bất ngờ … khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ.
Mẹ tôi nghẹn ngào nói : '' Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, tội nghiệp thằng bé, ban ngày đi học, đêm đến quán chạy bàn.
nó cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi ''.
Trong tình hàng xóm, tôi sắp xếp thời gian viếng xác người phụ nữ ấy.
Cậu bé cúi thấp đầu, tiến đến gần tôi và nói : “'' Dì ! Nhiều lần cháu làm Dì mất ngủ, cháu xin Dì tha lỗi ''.
Rồi cậu nói trong tiếng nấc : '' Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không được, nghe không rõ, cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu đã về, có thế bà mới an tâm ngủ, Nay mẹ cháu không còn nữa, Dì ạ . . . ''
Nghe câu chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào ra ...
Tôi thấy mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.
Tôi thấy mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.
Cảm thông là tối cần trong các mối quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời.
Xin Bạn đừng bao giờ khép lại lòng mình,
Cầu mong cho con người chúng ta luôn hướng đến một nhịp đập trái tim quảng đại, tấm lòng vị tha, nhân ái, vượt qua những suy nghĩ tầm thường, để có được tấm lòng yêu thương rộng mở mà Tạo Hóa ban tặng riêng chỉ có ở '' Con Người '' . . .
Mô Phật câu chuyện hay thật, hay ơi là hay
ReplyDeleteCũng cái tiếng cửa này nhớ lại thật kinh khủng, năm đầu tiên đến Mumbai vào Ký Túc Xá Quốc Tế
xui xẻo ở gần một sinh viên Ấn Độ, Mỗi lần mình bên này tụng Kinh xong, bên phòng bên kia của sinh viên mở nhạc ầm ầm ầm, toàn tiếng Hindi, nghe không hiểu gì hết
Ban đầu cũng bực mình thiệt, muốn qua nhắc nhở anh ta tôn trọng sự yên tĩnh, nhưng ngồi nghĩ lại, ũa mình tụng Kinh gõ mõ đánh chuông tụng lớn tiếng cũng ồn vậy, họ đâu có nói mình đâu? sao mình đi nói họ, cũng may là nghĩ thấu đáo nên không qua nhắc nhở kkakaka
cuối cùng mới hiểu ra là anh sinh viên ấy mở băng Kinh của Hindu giáo
(Ấn Độ Giáo)
Đôi khi có sự việc xảy ra mình phải biết quán chiếu suy nghĩ nếu không hư chuyện hết, sau đó thống nhất nhau thôi tụng kinh thầm, không mõ không chuông, không tiếng ngồi thiền , niệm Phật thầm thầm cho chắc ăn.
Trong cuộc sống đôi khi mình cứ nghĩ cho mình mà không nghĩ cho những người khác xung quanh. Do mình tụng kinh lớn tiếng sinh viên ấy không học được mở Kinh lại xem mình học được không ấy mà
Đôi lúc mình làm việc đúng chánh pháp, nhưng chưa chắc đã đúng, vì không có khế thời.......
cuộc sống là vậy đôi khi cứ nghĩ mình làm đó đúng, nhưng không hợp hoàn cảnh là cũng sai luôn
Câu chuyện của Thầy còn đỡ hơn câu chuyện của con là Thầy đã không hành động. Câu chuyện của con đã mấy chục năm rồi. Thuở cấp 2 con có cô bạn học ngồi cạnh. Cô này chuyên môn không học bài, đến giờ kiểm tra thì làm bài rất tệ. Con cứ tối ngày cằn nhằn cô ấy, hỏi sao không chịu học bài để học dở như vậy. Mỗi lần con nói thì cô ta buồn nhưng không trả lời tiếng nào. Một năm trôi qua như vậy. Rốt cưộc cô ấy và con cũng được lên cấp 3, hai đứa học khác lớp nên con không biết cô học ra sao nữa. Rồi mỗi đứa một nơi... Đến khi cô ấy tới Mỹ, lần đầu tiên nói chuyện với con... Cô tâm sự là hồi đó nhà nghèo, đi học về là phải đi làm mướn, tối đến phải đi tát nước mướn, tới sáng mới về đi học. Có thời giờ để đi học là may lắm rồi chứ có thời gian đâu mà học bài. Cô ta nói cô ta còn nhớ bị con la, mỗi lần như vậy cô buồn lắm mà không dám nói vì sợ con chê cô ta nghèo và không chơi với cô ta nữa. Con nghe mà chết lặng người, thì ra mình tưởng mình làm một việc tốt là thúc đẩy bạn mình học, đầu có ngờ mỗi lần mình nói là mỗi lần làm cho bạn mình đau lòng, tủi thân, tủi phận...
ReplyDelete"Đôi lúc mình làm việc đúng chánh pháp, nhưng chưa chắc đã đúng, vì không có khế thời.......
cuộc sống là vậy đôi khi cứ nghĩ mình làm đó đúng, nhưng không hợp hoàn cảnh là cũng sai luôn." Ôi câu này con giờ đây mới hiểu rõ...