Phật Pháp: Hiếu Kinh Của Phật Giáo (Hòa Thượng Tuyên Hóa)

Chỉ cần một chữ "Hiếu" thì cả nhà được bình an. "Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử." (Cha mẹ biết hiếu thảo thì sẽ sinh con hiếu thảo) Nếu như quý vị hiếu thảo với cha mẹ mình, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với quý vị; còn nếu như quý vị không hiếu thảo, thì con cái của quý vị sẽ không hiếu thảo với quý vị. Cho nên vì sao phải học làm người? Làm người có ý nghĩa gì? Ðừng nói rằng tôi sinh ra làm người, một cách quá mơ hồ là xong. Không phải vậy đâu! Gốc rễ của cách làm người là ta phải biết bổn phận hiếu thảo với cha mẹ.
Tông chỉ của bộ Kinh Ðịa Tạng nằm trong tám chữ: "Hiếu đạo, Ðộ sanh, Bạt khổ, Báo ân." Tám chữ này muốn nói lên điều gì? Chính là nói lên đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người biết hiếu thảo với cha mẹ thì sẽ làm trời đất rạng rỡ. Việc khiến trời đất cảm động, cũng chính là lòng hiếu thảo cha mẹ, nên nói: "Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên." Chữ Hiếu này rất quan trọng.
Chỉ cần một chữ "Hiếu" thì cả nhà được bình an. "Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử." (Cha mẹ biết hiếu thảo thì sẽ sinh con hiếu thảo) Nếu như quý vị hiếu thảo với cha mẹ mình, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với quý vị; còn nếu như quý vị không hiếu thảo, thì con cái của quý vị sẽ không hiếu thảo với quý vị. Cho nên vì sao phải học làm người? Làm người có ý nghĩa gì? Ðừng nói rằng tôi sinh ra làm người, một cách quá mơ hồ là xong. Không phải vậy đâu! Gốc rễ của cách làm người là ta phải biết bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vì cha mẹ chính là trời đất, cha mẹ là Sư trưởng, cha mẹ cũng là chư Phật. Nếu như quý vị không có cha mẹ thì quý vị sẽ không có được thân thể này, mà không có thân thể này thì quý vị sẽ không bao giờ thành Phật. Cho nên quý vị muốn thành Phật thì trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ. Do vậy điều thứ nhất chính là Hiếu Ðạo.
Tông chỉ thứ hai của bộ Kinh này là "Ðộ sinh." Sao gọi là độ sinh? Từ bờ bên này sang bờ bên kia gọi là "độ"; từ sinh tử đến Niết Bàn cũng gọi là "độ"; từ phiền não tới thành Bồ đề cũng gọi là "độ." Nói độ sinh chính là độ chúng sinh. Ðộ chúng sinh không phải nói độ một người, hai người, cũng không phải độ ba người, năm người mà gọi là độ chúng sinh. Ðộ chúng sinh là độ tất cả mười hai loài chúng sinh, giáo hóa, khiến họ đều phát tâm Bồ đề, sớm thành Phật quả. Ðây mới gọi là độ chúng sinh.
Thứ ba là "Bạt khổ", vì đây là bộ Kinh dạy ta bạt trừ những khổ não của chúng sinh.
Thứ tư là "Báo ân", nghĩa là phải báo ân cha mẹ. Tám chữ Hiếu đạo, Bạt khổ, Ðộ sinh, Báo ân này là Tông chỉ của Kinh Ðịa Tạng. Nếu như giảng rõ ràng thì rất là nhiều, cho nên tôi chỉ giảng kỹ những điều quan trọng, sau đó thì các vị sẽ hiểu rõ.
Nói đến đạo hiếu này, có người vừa nghe nói thì liền nghĩ. "Tôi phải về nhà hiếu thảo với cha mẹ." Nhưng về đến nhà, gặp cha mẹ thì liền quên đi việc hiếu thảo. Tại sao quên? Chính là vì mình không biết đúng đắn thế nào là lòng hiếu thảo. Ðể bày tỏ lòng hiếu thảo đúng đắn bạn cần phải học Phật pháp. Quý vị ở đây học Phật pháp tức là hiếu thảo với cha mẹ. Không cần nói tôi về nhà mới là hiếu thảo cha mẹ, để khi về đến nhà lại quên hiếu thảo cha mẹ. Quý vị ở đây học Phật pháp, làm một người tốt trên thế giới, điều này đối với thế giới thì có lợi. Có lợi cho thế giới, thì chính là hiếu thảo với cha mẹ.
Hiếu có bốn loại: Có tiểu hiếu, đại hiếu, chân hiếu, cận –viễn hiếu.
Cái gì gọi là tiểu hiếu? "Tiểu hiếu" là hiếu với gia đình, chính là có hiếu thuận với cha mẹ của mình ở nhà, chứ chưa hiếu thuận với tất cả mọi người, chưa có thể làm một người hiếu quảng đại.
"Hiếu quảng đại" là gì? Hiếu quảng đại chính là "Ðại hiếu", hiếu với khắp thiên hạ, xem tất cả cha mẹ trên đời là cha mẹ của mình. Ðây gọi là hiếu thảo với tất cả mọi người. Nhưng đại hiếu này còn chưa nói đến việc hiếu thảo chân chánh.
"Hiếu thảo chân chánh" là sao? Chân hiếu" là chỉ khi nào quý vị thành Phật mới gọi là Chân hiếu. Lòng hiếu này vượt ngoài bốn loại hiếu kia; nó là một loại hiếu chân chánh. Cho nên dù phụ thân không cho phép đức Thích Ca xuất gia, nhốt Ngài ở trong cung, nhưng Ngài vẫn lén đi xuất gia tu hành. Ngài tu khổ hạnh sáu năm trên núi Tuyết, rồi sau đó Ngài ngộ đạo thành Phật dưới cội cây Bồ đề, đây là sự hiếu thảo chân chánh. Cho nên sau khi Ngài thành Phật, Ngài lên cung trời thuyết pháp cho mẹ. Quý vị xem đây có phải là "Chân Hiếu" không?
Thế nào gọi là "cận hiếu"? Cận hiếu là con người theo thời đại ngày nay mà hiếu thảo với cha mẹ, đi học cũng là phương pháp hiếu thảo với cha mẹ, đây gọi là cận hiếu. "Viễn hiếu" là hiếu thảo muôn đời; cận hiếu là hiếu thảo đời này. Cận hiếu cũng có thể nói là tiểu hiếu, nhưng cũng có ít nhiều không giống. Viễn hiếu là hiếu thảo muôn đời, như Trung Quốc có 24 người con hiếu, 24 người con hiếu này là hiếu thảo muôn đời, vì họ đã để lại tiếng thơm cho muôn đời.
Nói đến "Nhị thập tứ hiếu" này thì Trung Quốc có một người gọi là Ðổng Vĩnh. Ðổng Vĩnh còn gọi là Ðổng Ảm. Ðổng Vĩnh rất hiếu thảo với cha mẹ. Hàng xóm của anh ta có một người họ Vương, gọi là Vương Kỳ. Ðổng Vĩnh là người nghèo, không có tiền, Vương Kỳ là người giàu có. Nhưng mẹ của Ðổng Vĩnh, vì nhờ có người con hiếu thảo nên được khỏe mạnh mập mạp. Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng từ sáng đến tối bà luôn cảm thấy vui vẻ. Còn bà mẹ của Vương Kỳ mặc dù tiền bạc sung túc, ăn thì có thịt heo, thịt gà, cá, vịt, toàn thứ ngon vật lạ, nhưng lại ốm yếu bệnh hoạn. Bà ta không có một chút vui vẻ, luôn đau buồn. Có một hôm Ðổng Vĩnh không có ở nhà, Vương Kỳ cũng không có ở nhà, bà ốm mới hỏi bà mập: "Nhà bà nghèo như thế, cũng không có gì ngon để ăn. Vậy tại sao bà mập như vậy? Bà lớn tuổi như thế, mà mập như vậy là lý do gì? Mẹ của Ðổng Vĩnh mới nói với mẹ của Vương Kỳ rằng: "Bởi vì con của tôi rất là hiếu thảo, nó không dám làm một việc gì xấu cả, lại rất thật thà đúng đắn, cần cù làm việc. Tôi không có điều chi đau buồn về nó, lại rất hài lòng. Tâm hồn thoải mái, thân thể khỏe mạnh, tôi thích như vậy, nên tôi mập được." Sau đó mẹ của Ðổng Vĩnh tức là bà mập hỏi lại bà ốm: "Bà có tiền như thế, ăn toàn là thứ ngon vật lạ, tại sao lại ốm như vậy? Bà ốm như cây sậy, có phải là bệnh gì không? Bà ốm này liền trả lời: "Tôi hả! Tuy có tiền, tuy có đồ ăn ngon, nhưng đứa con của tôi, tánh nó không thật thà, không đúng đắn, thường làm những hành vi phi pháp; hôm nay phạm pháp, ngày mai cũng phạm pháp. Ba hôm nay bị sai nha bắt tra hỏi, mai lại có lệnh gọi của phủ đường gửi đến. Tôi từ sáng đến tối, chỉ lo lắng cho đứa con này, ăn dù ngon cách mấy cũng cảm thấy không vui, từ sáng đến tối lúc nào cũng ưu sầu, lo buồn. Cho nên tôi càng ngày càng ốm đi, mập không nổi, đều là vì buồn bực chuyện này"...
"Hiếu", tuy có viễn hiếu, cận hiếu, đại hiếu, tiểu hiếu, nhưng nói đến sự hiếu thảo chân chánh, thì chân hiếu chính là tu hành để sau này thành Phật. Các vị hôm nay học Phật pháp, không trở về nhà, chính là sự hiếu thảo chân chính, đúng là biết học Phật. Có thể hành trì Phật pháp thì mới là sự hiếu thảo đúng đắn nhất.


Chủ đề: ,

0 comments

Lên đầu trang