Bát Quan Trai: Ngày 11/27/2010

 Bún xào chay

 Gỏi mít non

 Canh bí rợ

 Tàu hủ kho cà rốt

 Xôi vị

 Dưa cải kho

 Bàn ăn thịnh soạn ghê chưa?

À còn chè đậu xanh phổ tai bột bán nữa


Khóa Bát Quan Trai kỳ này nhằm ngay tuần lễ Tạ Ơn.  Sau ngày lễ,  DS ở nhà với mấy đứa cháu.  Tụi nó tối ngày cứ đòi chơi hết cái này tới cái nọ.  Không hiểu sao con nít có nhiều năng lực đến thế (a, vì  tụi nó biết tư duy tích cực :), chơi giỡn suốt ngày mà không biết mệt.  Tới tối, tụi nó đòi ngủ lại.  Giờ đi ngủ vẫn còn muốn chơi, chơi biểu diễn thời trang, chơi trò bác sĩ giải phẫu bụng mỡ...  Sáng lại sửa soạn đi thọ bát, lén vô phòng nhìn vì biết chiều về sẽ không gặp.  Thấy tụi nó ngủ ngon lành, làm DS nhớ lại cảnh Thái tử lén nhìn vợ con lần cuối trước khi trốn thành ra đi tìm Đạo.  Thái Tử từ giã vợ con đi tu thành Phật, còn mình bỏ cháu đi thọ bát chắc cũng thành... Phật con :) 

Ni Sư giảng tiếp kinh Kim Cang:
7. Không được, không nói:
Phật phá pháp và phi pháp:
"Tu Bồ Đề:  không có pháp nhất định tên là vô thượng chánh đẳng chánh giác."
Vì:
Ai chứng? Phật chứng tức nhiên là chấp ngã, "ta" chứng.
Chứng gì? Chánh đẳng, chánh giác: chấp nhơn, có pháp để chứng.
Phật có được chánh đẳng chánh giác không?  Mình đã có sẵn vì vô minh phiền não che lấp, trở về chơn tâm thật tánh của mình thì đâu có gì đâu mà được.  Nhưng không được mà vẫn được, trở về sống với tâm thanh tịnh của mình, không phải là không ngơ.

Có pháp để Phật nói là cố định rồi.  Có bệnh thì uống thuốc, không bệnh thì không uống.  

Thí dụ như thời của đức Phật chư Tăng không được trao thức ăn cho cư sĩ.  Một hôm, A Nan cho thức ăn cho một nữ loã thể, người ta nghi ngờ A Nan có tình ý với người nữ đó nên Phật cấm.  Ngày nay, chư Tăng có cho thức ăn cho mình không?  Có, cho nên pháp không cố định.  

Một thí dụ nữa, vào thời nguyên thủy không có tăng xá, phải đi khất thực nên ai cho gì ăn nấy.  Sau này có tinh xá, không phải đi khất thực nên phải ăn chay.

Tuỳ duyên mà nói, cho nên Đức Phật không có nói Pháp.  Vào thời đức Phật ngài Xá Lợi Phất độ cho hai người làm việc trong nghĩa địa bằng cách dạy quán vô thường vì hằng ngày họ đều thấy người chết.  Và dạy cho người làm trong lò rèn pháp quán sổ tức vì họ làm việc lập tới lập lui cùng động tác, nên quán hơi thở rất dễ.

Phật có trước hay Pháp có trước?
Nếu nói Pháp thì Phật có trước: không có Phật thì ai nói Pháp.
Nếu nghe Pháp thì Pháp có trước:  Pháp là lẽ thật có ở mọi lúc mọi nơi.


Chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp: không biết cách dùng thì trở lại thành thuốc độc.   Cho nên, không chứng mà vẫn chứng, không được mà vẫn được.


Có mê mới nói có giác cho nên không thật.  Không mê thì đâu có giác tức là tâm thể thanh tịnh.  Làm tất cả mà không chấp thì tâm thể như như.  Còn mình làm mà người ta thấy mình không chào thì sao?  Không chấp những gì mình đã làm thì tâm thể như như tức là tâm thanh tịnh.  Như nói tui tu nhiều, quí vị mới tu không bằng tui đâu là có chấp ngã.


Tất cả pháp hữu vi đều không có, không thật tánh, chứ không phải là không ngơ.  
Tâm không trụ, không dính tức là tâm an lạc.
Tâm không trụ mới thật là trụ tức là không dính mắc thì an lạc.


Thật tướng của các pháp là vô tướng.  Nếu không học Bát Nhã thì không bao giờ biết được điều này.  (Chỗ này rất sâu sắc)


Tất cả các bậc Hiền Thánh đều do Pháp vô vi mà có sai biệt.
*Thanh Văn: tùy theo sự cạn sâu mà có quả:
-Tu đà hoàn: nhập lưu, còn tái sanh cõi này 7 lần
-Tư đà hàm: nhất lai, còn tái sanh cõi này 1 lần
-A na hàm: bất lai, tái sanh về cõi trời Sắc cứu kính, sẽ chứng Niết Bàn tại đó
-A la hán: chứng Niết Bàn, hoàn toàn giải thoát
*Bồ Tát: Thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa
*Mình:  ngồi thiền có người 1 giờ ít vọng tưởng, có người 1 giờ nhiều vọng tưởng.

Căn cứ vào pháp vô vi mà có sự sai biệt, không phải căn cứ vào hình thức bên ngoài hay thời gian tu tập.
Tu tiến hay không do mình hành pháp đó có kết quả hay không, thí dụ như ngoài đời nghe 1 tiếng phải nói lại 10 tiếng.  Còn trong đạo, nghe chửi mà nhẫn được thì thành tựu.  
Hành pháp quán bất tịnh mà thấy nữ sắc còn đắm thì không thành tựu.

Mình chưa sống được với Pháp vô vi hay trí tuệ Bát Nhã thì khi vọng khởi lên phải dẹp liền.  Một ngày 24 tiếng đồng hồ phải càng ngày càng tiến về vấn đề buông bỏ vọng tưởng.


Phật có nói Pháp nhưng tùy duyên nên là không nói.
Bổn phận người tu là giúp đỡ mọi người, làm xong thì thôi, nghĩ tới là có chấp, là có phiền não.

8.
Pháp hữu vi: vàng bạc thuộc 5 nhà (nước, lửa, trộm, chánh quyền, con phá), có sanh thì có diệt.

4 câu kệ là trí tuệ chân thật:

"Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn bọt bóng
Như sương cũng như điện

Nên quán đúng như vậy"

Thí dụ như những hạt sương lóng lánh mà đem hạt kim cương thiệt đánh đổi có chịu không?
Bốn câu kệ trên phải thọ trì, không có gì làm cho tâm mình phải giao động.  Tất cả đều là hư giả, tâm thể an định.
Kim cương quý hay trí tuệ quí?  Nếu không có trí tuệ thì làm sao biết kim cương là quí.
Áp dụng trong đời sống rồi đem pháp đó truyền bá cho mọi người.  Cha mẹ thương các con phải cho nó âm đức, chứ để bao nhiêu tiền của nó phá hết.


Không phải tánh phước đức vì không cố định.  Tất cả từ kinh này mà ra, từ trí tuệ Bát Nhã mà ra.  Mình có trí tuệ nhưng bị vô minh phiền não che lấp.  Trí tuệ là cha mẹ sanh ra chư Phật, tâm thể thanh tịnh là thành Phật.  Kinh này là trí tuệ Bát Nhã.


Tinh thần của kinh là sống theo trí tuệ Bát Nhã; trì kinh Kim Cang là sống theo trí tuệ Bát Nhã bất sanh bất diệt.

Nói Phật pháp tức không phải Phật pháp.  Phật pháp không phải Phật pháp:  Pháp là hiện tượng vạn hữu, có sẵn hết Đức Phật chỉ nói ra cho mình biết thôi.  Tùy duyên mà nói để trị tâm bệnh nên không cố định.




Chủ đề: ,

0 comments

Lên đầu trang