Bánh canh chay
Gỏi chay
Bì chay
Dồi chay xốt cà
Món mễ, tortilla kẹp phô mai
Tàu hủ ky ngào
Khoá Bát Quan Trai ngày càng đông, hôm đó có 38 người. DS hy vọng tương lai sẽ lên đến 100 người. Chùa mới rộng lắm, sức chứa 450 người, đặt tiêu chuẩn 100 người cũng không quá đáng :)
Ni Sư giảng tiếp Kinh Kim Cang
6. Chánh tín ít có:
"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng": Mình có tin không? Nếu tin mình có còn chấp ngã, chấp tướng không. Khi có niềm tin đó chúng ta không hề lay động. Nói tin, nhưng gặp cảnh có bị động không? Cho nên tin sâu thì chưa tin.
Trong vấn đề tu hành mình nên để ý mình, để ý việc xung quanh mình. Thí dụ như người ta nói xấu, nhục mạ mình buồn không? Lời nói có thấy thật không? Nếu tâm lay động là chưa tin. Khi học Phật nghe Pháp thì tin, nhưng khi gặp cảnh thì không tin.
Mình có niềm tin tuy không sâu chắc thì mình biết mình có căn lành, nên lời Phật dạy mình tiếp thu được. Khi bị phiền não phải đem lời Phật dạy ra áp dụng để chuyển hóa phiền não. Phải càng ngày càng làm cho căn lành càng chắc hơn.
Tại sao có căn lành mà còn ngồi đây? Vì chúng ta còn lôi thôi nên lang thang ở đây. Có khi mình làm người, rồi trời, rồi địa ngục, trồi lên tuột xuống. Đã có căn lành thì nên quyết chí tu. Ở chùa mình có cụ DP tu rất tiến, không thấy nói chuyện thị phi, chỉ lo tu, ai nói gì thì nói, thấy khỏe hẳn ra, đẹp ra. Hồi xưa thấy lạy Phật đứng lên quỳ xuống không được mà bây giờ làm được. Ai tu còn phiền não thì thấy mặt rất u ám.
Niềm tin trong sạch là niềm tin không hề bị lay động, chúng sanh được độ vào vô dư Niết Bàn, chỗ vô sanh. Nếu mình khởi niệm người này người kia tốt xấu..., biết nó khởi phải dẹp liền, vì niệm khởi đó là chúng sanh.
1 niệm = 1 chúng sanh
ngã = mình
nhơn = người
thọ giả = thọ mạng kéo dài ra
pháp = phải
phi pháp = quấy
Những pháp phải pháp quấy là tướng sanh diệt nên còn ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.
Thí dụ: tôi làm việc phải. Tôi là ngã, người quấy là nhơn.
Chẳng những không chấp tướng trong tâm niệm mình mà con không chấp pháp, chấp phi pháp.
Phải quấy là giả định một thời tùy cảnh. Ngày xưa con gái ở khuê phòng, bây giờ con gái ở trong phòng hoài có đúng không. Ngày xưa đàn ông búi tóc, bây giờ đàn ông búi tóc có được không? Nó là tướng không thật, nếu mình chấp là không đúng. Nếu chấp là cố định là chấp pháp.
Phi pháp và pháp luôn đi đôi với nhau. Pháp như chiếc bè, pháp còn phải bỏ huống gì phi pháp. Khi qua sông phải bỏ bè.
Mình chẳng nhưng thân bệnh, tâm cũng bệnh nên cần uống thuốc.
Thân bệnh uống thuốc.
Tâm bệnh lấy pháp để trị.
Thí dụ:
Có lòng tham, lấy pháp bố thí để trị
Có lòng sân, dùng thuốc nhẫn để trị
Chấp thân là thiệt ai động tới là phiền não nên quán vô thường, bất tịnh.
Thân bệnh thì khó làm cho tâm yên.
Pháp quý như vàng, khi chưa qua khỏi bờ mê thì không nên bỏ. Dùng 8 cây để kết bè đó là bát chánh đạo: thấy đúng, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng, sống đúng, siêng năng đúng, nhớ đúng, tập trung đúng.
Phi pháp mình có bỏ được chưa?
Thấy rõ tất cả tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả đều là giả dối không thật. Chẳng những vậy mà tất cả tướng thế gian cũng là hư giả.
Tất cả pháp phải, không phải cũng là không thật. Lời nói có giá trị khi chúng ta còn mê. Phật không để cho chúng ta kẹt trong cái pháp nào hết.
Nghe lời Phật dạy để hành trì. Không cần học nhiều, nghe lời Phật dạy để áp dụng theo mà tu hành. Nếu biết áp dụng sẽ thấy lợi lạc vô cùng.
Không nên bám vào Pháp Phật cho là cứu kính. Nhiều khi khen hay mà không áp dụng nên không có lợi lạc gì hết, sẽ bị kẹt. Nghe Pháp rồi bỏ qua, không có kết quả trong đường tu, vẫn bị luân hồi.
Phải nhận xét vấn đề tu hành của mình tới đâu, ở vị trí nào, bước xuống bè chưa, đến bờ chưa?
Người học đạo phải biết chưa đến bờ thì không nên bỏ bè. Đến bờ rồi mà không bỏ bè cũng bệnh. Pháp Phật còn phải bỏ huống gì phi pháp, không bỏ là còn mê.
7. Vô đắc, vô thuyết (không được, không nói):
Quả vô thượng chánh đẳng chánh giác cũng không thật: là Phật chứng mà Phật cũng không thật luôn, chỉ là phương tiện. Nhưng ta không bỏ vì chưa qua bờ. Chấp thiệt cũng bệnh; cho là không có cũng bệnh. Phải nương theo để tu hành. Không nên nói bỏ hết vì tất cả là không thật. Khi mình thấy những cái tầm thường thì mình dễ bỏ. Còn cái quí như Pháp Phật mình không bỏ được, vì mình thấy thật. Thấy cái quí là thật thì tất cả các pháp đều thấy là thật.
Ngài Tu Bồ Đề trả lời không được, không nói, chỉ có ngài mới dám nói.
Pháp thấp Phật phá; pháp cao Phật cũng phá luôn. Phật cũng không cho ta chấp vì chấp là con ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.
Cũng như mình chấp tui tu tui niệm Phật đừng đụng đến tui.
Khi bệnh thì nói Pháp vì phương tiện thôi.
Làm từ thiện để trang nghiêm đường tu của mình, không nên tính sổ, làm rồi thì bỏ. Vì nếu chấp là có phiền não. Vì nếu làm cho ai mà người ta gặp không chào thì nói tui giúp mà không biết ơn.
Phật đối đãi với chúng sanh
Giác đối đãi với mê
Thật đối đãi với không thật
Vượt qua hai bên là như như
Thí dụ nói tui là giác anh là mê, mình là Thánh, người ta là phàm thì là chấp là phiền não. Bằng không thì tâm như như là pháp thân hiện tiền.
Tâm tịnh thì độ tịnh, ở chỗ nào cũng không phiền não.
Mơ ước thành Phật là vọng tưởng.
Tâm thể thanh tịnh là thành Phật.
Làm tất cả việc lành, thấy ai khổ mình giúp, nhưng không chấp vào những việc lành mình đã làm.
Thấy có chứng có đắc là thấy có tướng ngã, tướng nhân.
Không chứng, không đắc là tâm thanh tịnh là Phật.
Quả vị vô vi mà có sai biệt: Tâm thể được thanh tịnh được nhiều hay ít. Vọng tưởng còn nhiều hay ít.
Vọng tưởng nhiều là phàm.
Không vọng tưởng là thánh.
Mình nhìn sơ qua là mình biết người ta tu khá hay không. Người nào nổi sân nhiều mình nên tội nghiệp người ta vì người ta đốt hết công đức của người ta.
0 comments