Chính niệm, tỉnh giác 6
55. Bồ Tát có đức tin sâu xa, rất cương quyết, vững vàng, cung kính lễ độ, biết xấu hổ, sợ quả báo, an tịnh, siêng năng, mong đem lại an vui cho người.
56. Những kẻ ngu muội ấu trĩ thường không hợp ý nhau, tâm Bồ tát cũng đừng sinh chán ghét; phải thấy chúng bị mê lầm mà ra như thế, nghĩ vậy rồi hãy trải tâm từ.
57. Vì lợi ích cho bản thân và hữu tình, ta không nên phạm tội; hãy thường xuyên chính quán như huyễn vô ngã.
58. Hãy nên tư duy nhiều lần rằng trải qua nhiều kiếp ta mới có được nhàn cảnh thân người, vậy cần giữ gìn tâm này bất động như núi.
59. Này tâm ý, lúc bầy chim kên háu đói tranh nhau gặm thi thể ngươi cũng bỏ qua, thì sao bây giờ ngươi lại để ý đến thân này?
60. Sao còn ôm giữ cái thân xem nó là tôi? Ngươi với nó khác nhau, nó có ích gì cho ngươi đâu?
61. Này tâm ý ngu si kia, sao ngươi không giữ một cái thân như cây sạch sẽ, mà giữ chi cái khí cụ hư hoại ô uế này?
62. Trước hãy dùng ý phân tách da khỏi thịt, rồi dùng trí tuệ sắc bén mà tách thịt ra khỏi bộ xương.
63. Lại chẻ xương ra mà quan sát sâu vào tủy để tự hỏi, có cái gì sạch và đẹp không?
64. Tìm kỹ cũng không thấy được cái sạch đẹp, thì sao ngươi còn tham luyến mến giữ cái thân này?
65. Ngươi cần gì thân này khi người không thể ăn dơ uế trong thân, uống máu trong thân, hút gan ruột trong thân?
66. Cái lý do duy nhất để tham thân, là nó làm thực phẩm cho chồn và kên kên, vậy thân người chỉ đáng nên chịu sự sai khiến để làm việc thiện.
67. Nếu ngươi cứ bám giữ nó, thì thần chết cũng không buông tha, sẽ đoạt nó để cho chó và kên kên ăn, khi ấy ngươi làm gì được?
68. Khi tớ không kham việc thì chủ không cho cơm áo; ngươi cưng dưỡng cái thân mà nó bỏ ngươi đi mất thì sao còn chăm sóc nó chu đáo làm gì?
69. Đã trả lương cho nó thì nó phải làm lợi cho mình nếu nó không lợi ích gì thì không cho nó xu nào cả.
70. Nên xem thân như con thuyền đưa ta qua lại làm lợi lạc hữu tình, chuyển nó thành thân Phật như ý.
71. Hãy tự làm chủ lấy thân tâm, thường lộ vẻ mặt vui tươi, đình chỉ sự giận dữ và những cái cau mày; trở thành người bạn tốt của chúng sinh.
LỊCH ÂM DƯƠNG
*Ngày chay: mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29)
*Tháng chay: Tháng Giêng, Bảy, Mười
- Được quan tâm
- Bình luận mới
- Chủ đề
Ajahn Chah
Ẩm Thực Chay
Andrew
Ayya Khema
Bài Mới
Berzin
Chia Sẻ
Chia Sẻ Kinh Nghiệm
Chùa Ngưỡng Quan
Dalai Lama
Diệu Sương
Gia Phượng
Hữu Minh
Kenny
Kids
Kim
Long
Lục Bình
Mẹ
mẹo vặt
món chay
món chay theo vần
My Lan
Mỹ Phong
nấu chay
nghệ thuật sống
Ngọc Nhi
nguyên liệu
Nhã Phương
Nhạc
Pháp Âm
Phật Pháp
Sưu tầm
Thích Minh Thành
Thích Pháp Hòa
Thích Tánh Tuệ
Thích Thiền Tâm
Thích Trí Tịnh
Thiên Ân
Thiện Thông
Thơ Văn
thực dưỡng
thức uống
Tiêu Điểm
Tu học
Tu Tập
từ thiện
Tuệ Lan
Vân Anh
xuân
y học
0 comments