Món xào thập cẩm
Món này giống như chè xôi nước nhưng ăn với nước tương, thay vì nước đường.
Khổ qua dồn tàu hủ đem chiên rồi kho, nhưn còn lại làm tàu hủ vò viên. Cũng có món kho thập cẩm cùng trong khay.
Mì căn xốt cà
Canh dưa cải chua với khổ qua. Món lạ! Dưa cải chua xào với nấm, cho nước vào nấu canh, nước sôi, thả khổ qua và cà vô. (Không biết là đặc sản của vùng nào đây!)
Bánh cam, làm trông rất khéo
Rau câu dừa, cà phê. Nhìn kỹ sẽ thấy có 3 lớp, rau câu, nước cốt dừa, trên hết là cà phê.
Xôi đậu phọng
Khoá niệm Phật kỳ này cũng rất đông, hơn 30 người. Thấy đông như vậy Ni Sư cũng vui. Có em trai của người trong nhóm mới 47 tuổi mà chết. Nhân đó Ni Sư nhắc nhở đại chúng về sự vô thường. Ý thức được vô thường mình nên gắng tu, không thôi vô thường đến mình trở tay không kịp. Nay ta được thân người, 6 căn đầy đủ, ở đất nước cuộc sống không khó khăn, là phước duyên rất lớn. Ta nên làm tất cả các việc lành, niệm Phật cho người thân, khóc than cho người chết không lợi ích gì. Ta phải trân trọng công đức tu hành của mình, không vì tật đố ganh tỵ... mà đánh mất công đức đó.
Giảng tiếp quyển Niệm Phật Thành Phật - Niệm Phật cầu vãng sanh.
Ăn chay không vãng sanh, không phải là tu. Ăn chay để không sát sanh và để trưởng dưỡng lòng từ bi.
Niệm Phật mà chửi con cháu là không vãng sanh. Niệm Phật để làm thân thanh tịnh.
Người đời thường hay cười chê người niệm Phật mà còn dữ:
"Miệng niệm Nam Mô
Trong bụng một bồ dao găm"
Nếu không làm được lợi ích gì cho chúng sanh, cũng không nên làm cho chúng sanh xung quanh ta đau khổ.
Người ta biết mình ăn chay mà mình chửi lộn với nhau thì người ta nói mình tu hú. Nếu mình đi chùa, tu học với thầy mình mà mình dữ là mình có tội với chính mình, với thầy mình, với Tam Bảo. Vì người ta sẽ nhìn vào mình mà đánh giá chùa mình đi, thầy mình học, và đạo mình tu.
Mong rằng quí vị đi tới đâu cũng được người ta khen ngợi tới đó. Nghe người ta khen bạn đạo mình hạnh tốt, được người ta khen thì mình bắt chước. Gương xấu không nên làm theo.
"Ăn chay, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, 10 người tu, 10 người vãng sanh."
Khi người chết, nhìn sắc mặt thấy tốt, biết là sanh về cõi lành nhưng chưa chắc vãng sanh, không nên quả quyết là vãng sanh.
Ăn chay, không tạo nghiệp, niệm Phật miên mật, chắc chắn vãng sanh.
Mình biết mình dữ hôn? Ai nói 1 tiếng mình nổi sân đùng đùng thì biết sao không.
Mình chửi người ta thì mình xin lỗi, sám hối nhưng phải không chửi nữa. Chứ nhận lỗi mà tái phạm hoài là chưa sám hối.
Sám hối phải biết lỗi, nhận lỗi và chừa lỗi. Còn miệng nói mà trong bụng chưa nhận là không phải sám hối.
Nếu không tạo nghiệp, tâm thanh tịnh thì biết mình vãng sanh.
Có người nói ăn chay không đủ chất bổ dưỡng? Ni Sư ăn chay hồi 14 tuổi tới nay sức khoẻ cũng đầy đủ như thường.
Thân ít bệnh, tâm trong sạch vì không tạo nghiệp là gây nhân Tịnh Độ.
Trước khi vào cõi Tịnh Độ phải kiểm tra bệnh tham sân si. Bồ Tát trên đó cũng sợ lây bệnh lắm. Nếu lên đó mình buồn mình đi gây lộn rồi lây người khác thì sao? Lo lót không qua được đâu. Tịnh độ không chuyên chở tài sắc danh thực thùy vì đó là đồ quốc cấm, hải quan không cho qua đâu. Giống như nhập cảnh vào Úc mà mình bị bệnh truyền nhiễm, trong hành lý chứa đầy cần sa mà túy vậy.
Đới nghiệp vãng sanh: giờ phút lâm chung tâm mình hoàn toàn thanh tịnh nhờ niệm Phật mà được sanh vào hoa sen ở trong đó để tu hành cho đến khi hoa nở.
"Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu"
Muốn về Tịnh Độ phải: ăn chay, bỏ tham sân si, trừ bệnh ngũ dục, niệm Phật.
Giờ phút cuối sẽ bị nghiệp lôi, nên làm sao phải bình tỉnh trong lúc đó. Ở chùa có nhiều người bị bệnh khi đi thăm khuyên niệm Phật, đều nói là đau quá không nhớ gì hết.
Niệm Phật tâm thanh tịnh, thân thể dù đau nhưng vẫn tỉnh táo, không đến nỗi bấn loạn. Thân đau nhưng tâm không đau.
Nếu bị tai biến hôn mê thì không nhớ niệm Phật đâu, nên phải nhớ cố gắng tu ngay bây giờ.
Trong đạo tràng chỉ lo cho Tam Bảo, không lo người làm sai trái. Phải làm sao cho hòa hợp vì mỗi người mỗi ý. Nên đóng góp với tinh thần xây dựng.
Cám ơn DS đăng hình ảnh và bài hay :)
ReplyDeleteMình cố gắng thực hành.
Cám ơn Thiên Ân đã đọc. Chúng ta cùng nhau thực hành.
ReplyDelete