Nhập Bồ Tát Hạnh - Chính niệm, tỉnh giác - 5

Chính niệm tỉnh giác 4

33. Do giữ gìn cửa ý, đứng vững trong chính niệm rồi, thì chính tri (biết đúng) sẽ xuất hiện, những gì đã quên mất cũng sẽ trở lại.

34. Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chính niệm như cây bám chặt vào đất.
35. Không bao giờ nên nhìn dáo dác mông lung, quyết chí thường để mắt nhìn xuống.
36. Khi cần nhìn bốn phương để con mắt nghỉ ngơi chốc lát, nếu thấy có người nào xuất hiện trước tầm mắt thì hãy nhìn thẳng họ mà chào hỏi.
37. Khi quan sát có gì nguy hiểm trên đường đi, nên nhìn bốn phương, và lúc nghỉ ngơi hãy quay nhìn sau lưng xem xét.
38.Quan sát kỹ trước sau xong rồi mới tiếp tục đi tới hay quay về.  Vào mọi lúc nên nhận rõ nhu yếu phải hành động (tỉnh giác) như vậy.
39. Khi muốn thân thể ở trong tư thế nào, sau khi an trú hãy luôn quan sát: thân này đang được giữ trong tư thế nào?
40. Thường nỗ lực quán sát cái tâm như voi điên to lớn này, buộc nó vào cột trụ chính Pháp, không để cho nó sổng chạy.
41. Người tinh tấn tu tập thiền định thì trong một sát na cũng không để cho tâm phân tán ra ngoài, thường quán sát như sau:  tâm ý mình hiện đi đâu?
42. Nếu gặp lúc nguy cấp hay vui vẻ, không thể chú tâm thì nên xả cho nó an nghỉ.  Kinh Vô tận ý có dạy rằng lúc hành bố thí, ta có thể xả những giới nhỏ nhiệm.
43. Khi đã suy nghĩ một việc và muốn làm, thì không nên nghĩ đến việc gì khác.  Tâm chí phải chuyên chú làm cho xong việc ấy đã.
44. Được vậy việc mới thành, nếu không thì không xong việc nào cả.  Sự mất tỉnh giác, con mắt bất chính tri luôn rình rập, nhờ vậy cũng sẽ không lớn mạnh.
Chủ đề: ,

0 comments

Lên đầu trang