http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-TriTueBatNha392.wmv
Trong đạo Phật còn được gọi là đạo trí tuệ, giúp cho chúng sanh khai mở trí tuệ
Trong đạo Phật còn được gọi là đạo trí tuệ, giúp cho chúng sanh khai mở trí tuệ
Lục Tổ Huệ Năng giải thích: tất cả chúng sanh điều bị mê lầm vô minh che lấp, chúng ta nhận thức không đúng sự thật, lộn lạo, lấy đen làm trắng, lấy giả làm thật, trong đạo gọi là điên đảo, sai cho là đúng, nhiều kiếp huân tập thành thói quen, khăng khăng nắm chặt cái sai lầm tưởng là đúng. Cái nhận ra sự thật gọi là trí tuệ bát nhã. Thấu rõ nhận đúng sự thật là người có trí tuệ bát nhã.
Đại chúng cần tĩnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (niệm Pháp). Tâm tĩnh nghe Pháp, tụng kinh lúc đó mới thâm nhập được...
Thiện tri thức tức là bạn đạo, bạn lành, hay bạn cùng tu.
Trí bồ đề bát nhã vốn tự có, chỉ tâm mê nên phải nhờ thiện hữu tri thức dẫn dắt chỉ dạy.
Ai cũng có trí sáng để nhận biết được sự thật, biến đổi của sự vật, ông bà cha mẹ qua đời... Trí đó do tự tâm sáng của mình thấy được. Nhưng có lúc bị che bởi phiền não, tham, sân, si. Tuy đêm rằm trăng tròn sáng nhưng bị mây đen che. Phải dùng ngọn gió trí tuệ thổi cho tan mây đen. Chỉ vì tâm mê nên chẳng tự ngộ...
Trí tuệ khác với học vấn tri thức. Dù cho người ngu kẻ trí tâm sáng vẫn như nhau.
Người đời suốt ngày miệng niệm Bát Nhã mà suốt đời chẳng no, sự tu hành không phải chỉ nói trên miệng mà phải nhận ra được nơi tâm của mình. Ma ha là đại, rộng lớn, là tâm của mình lớn giống như hư không. Tâm của mình không phải hạn hẹp trong thân nhỏ hẹp, mà nó trùm khắp hư không. Niệm Phật, tĩnh toạ để trở về cái biết sáng suốt đó.
Trong mấy chục đoá hoa có cái 1 cái nào không héo tàn, không quăng vô thùng rác? Tất cả pháp đều như vậy, bàn, tủ, chén, bát, xe cộ. Có cái nào khi nhắm mắt đem theo được? Không một pháp có thể được. Ngay trong bản thân của mình cũng không nắm chắc được. Vậy mà quên cả một đời rong ruổi nắm bắt, nhưng rốt cuộc tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Không 1 pháp có thể được, có gì đâu. Mà có 1 cái có thiệt mà không ai chịu nhận đó là cái tâm sáng suốt thanh tịnh đang nghe pháp hiện giờ, thấy như không mà nó lại là đồ thiệt, muôn đời không biến đổi, những cái có hình tướng nhưng thật sự là đồ giả, đạo lý giống như trái ngược ai tin được. Mình có tin nỗi cái tâm sáng suốt niệm Phật của mình.
"Chớ nên nghe không mà liền chấp không, nếu để cái tâm không mà tĩnh toạ là lọt vào chỗ không vô trí. Thế giới hư không bao hàm sắc tướng vạn vật, mặt trời măt trang nui song bien cả... Tánh không của con người cũng như thế, tự tánh bao hàm muôn pháp. Nếu thấy chỗ lành dữ của con người chẳng lấy chẳng bỏ, tâm như hư không."
Tuy không là không buồn thương phải quấy hơn thua, chứ không phải là không có diệu dụng, từ bi hỷ xả... Tuy hư không rỗng không như chứa được tất cả đất, nước, nhà cửa... Nhờ cái không đó mà tất cả cái có mới được an lập, mới được tồn tại. Diệu dụng nhìn thấy người ta khổ đau mình khởi lòng thương, thấy người ta khổ cho thức ăn mà còn cho băng đĩa, cho tài thực mà còn cho pháp thực. Ngày xưa thấy đám ma coi đám ma lớn hay nhỏ. Bây giờ gặp đám ma rõ lời Phật dạy một ngày kia mình cũng đến chỗ đó. Ngày xưa, khi bệnh con cháu không hỏi thăm thì buồn giận, bây giờ hiểu được là thân này là nơi chứa nhóm bệnh hoạn, ngay khi bệnh tăng trưởng trí tuệ....
Đừng sợ tới chỗ rỗng không là không còn gì. Đạt tới tánh không bát nhã, bao nhiêu thần thông diệu dụng, buông nhiều chừng nào càng nhẹ chừng đó. Thấy điều dữ điều lành của người mà không chấp. Mình quen thấy ai tốt mình thích, mình chơi. Còn xấu thì ghét, mỗi lần ghét là tâm động, tâm bị vướng thì tâm chỉ có chút xíu. Tông chỉ tu hành là không dính mắc. Tất cả đúng sai hay dở, ai phải ai quấy đừng bận lòng đừng quan tâm.
Có 1 cô hồi xưa tu hành rất tinh tấn, ngày đêm luôn luôn nhiếp niệm trong câu niệm Phật. Có người phao tin gì thì cũng: "thôi mặc kệ nó". Khi lâm chung chánh niệm vãng sanh. Người ta gọi là bà bá bất quản.
Phải quấy: Kệ là đối với thị phi, chứ không phải thấy ai khổ mà không giúp. Bí kiếp võ công là thôi kệ người ta. Tu tập đến chỗ lò lửa đang cháy, bao nhiêu phiền não đến đốt cháy hết, đến đó mới hay họp Tổ tông. Như vậy tâm mới rộng lớn, tâm như hư không mới gọi là lớn.
Lấy bỏ: thương mẹ mà không thương cha. Dầu cho cha mẹ có làm hài lòng hay không phải làm tròn bổn phận làm con. Phải vượt thoát hai bên, như Tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ quảy một chiếc giầy.
Miệng chớ chẳng ngày nói không mà không hành. Phật chỉ cho cách khai mở trí tuệ, phải thực hành lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày. Trí tuệ không phải cầu mà có được.
Một hôm Tô Đông Pha hỏi HT Phật Ấn: "Mình là chúng sanh phàm phu thì niệm Phật Bồ Tát, còn Bồ Tát Quán Thế Âm cầm chuỗi là niệm ai." Ngài Phật Ấn: "Bồ Tát Quan Thế Âm niệm Bồ Tát Quán Thế Âm". Có nghĩa là cầu nơi người không bằng cầu nơi chính mình.
Khi mình giận cầu Phật tới ngăn mình hay tự mình phải ngăn
Một chân thì tất cả đều chân, một cái giả dối rồi thì tất cả đều giả dối. Tu tập bằng tâm chân thật, thì tất cả mọi việc mình làm đều là công đức. Thậm chí cầm chổi quét nhà cũng phát sinh công đức như hư không. Cầm chén cơm cho người với tâm từ bi thì công đức như hư không. Tâm thể là đại đạo đừng đi theo con đường nhỏ hẹp, phải dẹp cái ích kỹ, nhỏ bé riêng tư, mà phải nghĩ đến tất cả...
Bất cứ nơi nào niệm niệm không ngu, đó là trí bát nhã. Thấy gì cũng thiệt, lúc đó là ngu.
Ba La Mật là bờ bên kia, lìa sanh diệt là bờ bên kia, chấp cảnh là bờ bên này. Thấy sự vật, con người vừa ý mến thương, ràng buộc là bờ bên này. Tới giờ tụng kinh có chuyện đau nhức, mệt mõi, bỏ thời khóa công phu là chấp cảnh là ở bờ này. Lên tụng kinh với tâm thanh tịnh là bờ kia. Bờ kia, bờ này rất gần chứ không xa. Vướng vào cảnh là ở bên đây. Hít vô A Di thở ra Đà Phật là qua bờ kia ngay tức khắc chỉ trong một niệm. Qua bờ kia dễ hay khó? Quan trọng có chịu làm không.
Còn chuyện lợi tha, mới đầu phát tâm mạnh mẽ, nhưng sau đổi ý, tức là ở bờ này. Nghe một câu nỗi giận, một chuỗi tâm đi theo, phong ba bão tố nỗi lên. Thân chạy đi kiếm, miệng phát ra...
Chẳng tu là phàm phu, một niệm tu hành liền đồng với Phật, không sợ vọng niệm khởi chỉ sợ giác biết chậm.
Phàm phu tức là Phật (biết phàm phu lo tu)
Phiền não tức là Bồ đề...(như hoa sen mọc từ bùn)
Bài này nên nghe đi nghe lại nhiều lần.
0 comments