Bát Quan Trai - Giảng Kinh Kim Cang - Ni Sư Hạnh Nghiêm 7/31/10

Kinh Kim Cang là phần nhỏ trong kinh Đại Bát Nhã nên thuộc hệ thống Bát Nhã.
Đã giúp Lục Tổ Huệ Năng ngộ Đạo.
Tu thiền: muốn qua cửa Thiền Tông phải qua cửa Bát Nhã.
Muốn tìm hiểu kinh Đại Thừa, phải học kinh Bát Nhã, sau đó học Pháp Hoa, Hoa Nghiêm rất dễ hiểu.
Nói về trí tuệ Bát Nhã tất cả người tu cần phải có, nếu không sanh ra mê tín, tà kiến đối với chánh Pháp. Mê tín dị đoan thì si mê, mê mờ.
"Hết thảy Pháp hữu vi như mộng như huyễn"
"Dùng sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta (linh thiêng), người ấy hành tà đạo."
Thường thường người ta nghe đâu Phật hiện linh thì thích.
Cầu Phật là trở về với Phật tánh của mình, cầu Phật ở ngoài dễ sinh tà kiến.
Tu là phải mình tự tu, tự sửa lấy mình, chứ không phải cầu Phật ban cho cái này, ban cho cái kia.
Xuất xứ là do Phật nói, đệ tử Phật sau này sưu tầm kiết tập kinh điển. Ở Ấn Độ là chữ Phạn, sang Trung Hoa được dịch ra chữ Hán. Rất nhiều người dịch, nhưng ngài Cưu Ma La Thập dịch dễ hiểu nhất (đời Dao Tần tại vùng Kiên Giao).

.Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật
Kim cương cứng, sắt, kim loại không phá được, phá tất cả tà kiến.
Bát Nhã: trí tuệ
Ba La Mật: cứu kính viên mãn.
.Kinh Kim Cang được chia làm 32 phần:
1. Nguyên nhân: .Lục chủng chứng tín, làm chứng do chính Đức Phật nói ra, A Nan thuật lại.
. Tôi nghe như vầy: Tôi tức là A Nan, như vầy là Pháp.
. Nhứt thời: thời gian, mỗi nước mỗi khác nên không xác định
. Phật
. Nơi: Xá Vệ Quốc vườn Kỳ Thọ (cây của Thái Tử Kỳ Đà), Cấp Cô Độc Viên (vườn của ông Cấp Cô Độc).
Ông Cấp Cô Độc thấy vườn của Thái Tử Kỳ Đà địa thế rất thích hợp để xây Tinh Xá, ông ấy muốn mua. Thái Tử không có muốn bán, nhưng nói nếu cần thì đem vàng tới trải lót hết đất, ông sẽ bán. Vậy mà ông Cấp Cô Độc đem vàng tới lót thật, nhưng tới mấy cái cây thì đâu có trải vàng được, bèn hỏi Thái Tử định giá. Thái Tử cảm động lòng thành của ông Cấp Cô Độc nên cúng luôn cây.
. 1250 vị Tỳ Kheo: người nghe
. Ông Tu Bồ Đề: hỏi

Kinh: lời giảng dạy của Đức Phật góp lại thành bộ. Hợp chân lý, hợp căn cơ, chúng sanh tin chịu được (khế ý, khế cơ): tuỳ duyên bất biến, chất liệu không bao giờ mất, hoà nhập nhưng không sai ý, không hoà mình thì không giáo hoá được. Trình độ cao thì giảng cao, trình độ thấp thì giảng thấp. Mình học từ sơ cơ lên cao.
Đức Phật ăn xong rửa bát, đắp y, đăng đàn thuyết Pháp chỉ cho thấy cuộc sống bình thường, không cầu kỳ.
Tâm bình thường là Đạo, người hiểu Đạo sống rất bình thường. Thấy Đạo, thấy chân lý ngay trong cuộc sống là Đạo.
Khi ăn biết ăn, tĩnh giác. Mình có được vậy chưa? Khi ăn món nào hiểu được mùi vị của món đó, không vọng tưởng. Ngon thì thích, dở thì không thích là phân biệt.
Hiểu Đạo, Đạo sẽ đến, bằng không rất phiền não.
Ở trong chúng sẽ được mài dũa cho ngã mòn, tu mà ngã lớn là không tu được. Người tu ở trong chúng rất lợi lạc. Mình buồn vì ngã mình quá lớn, sanh ra lỗi càng nhiều.
Hạnh người tu là phải nhẫn nhục.
2. Thiện (khéo) Hiện (hiện ra) thưa hỏi (Tu Bồ Đề là A La Hán)
Tu chủ yếu để thành Phật.
Giới: làm lỗi không định được, tâm không an, thí dụ như mình lỡ sát sanh thì lo lắng
Định: có được định thì phát sanh ra trí tuệ
Tuệ
Tâm loạn động thì không sanh định, không phát huệ. Phát huệ thì giác ngộ, nhìn các Pháp đúng chân lý, không mê là thành Phật. Chúng ta có giác nhưng gặp cảnh thì mê. Mình có tâm Bồ Tát, thương giúp đỡ người. Mình cũng có tâm tham sân si là làm ngạ quỹ súc sanh. Mình muốn làm gì thì làm đó, mình muốn là được.
Câu hỏi then chốt của người tu hành:
Làm sao an trụ tâm
Làm sao hàng phục tâm

Tâm thanh tịnh, hàng phục 1 giây thì làm Bồ Tát 1 giây, hàng phục hoài thì làm Bồ Tát luôn.
Người xưa học Đạo rất tích cực để mình lợi ích và mọi người được lợi ích.
Mình có gì thắc mắc thì phải hỏi.
Mình là con Phật, học trò của Phật nhưng mình có giống Phật không? Phật giải thoát thì chúng ta cũng giải thoát.


Phần nhắc nhở chúng trong lúc tu:
1. Khi đi kinh hành, chữ "A" và chữ "Phật" là bước chân mặt.
2. Phật ăn cơm không nói chuyện, ăn trong chánh niệm.
Tán tâm tạp chuyện tín thí nan tiêu là mắc nợ.
Nếu lo tu bao nhiêu cũng tiêu bằng không phải trả nợ.
3. Giờ nghỉ, tay mặt để áp má, nằm nghiêng bên tay phải. Không nên nằm ngữa, là không giữ oai nghi.
Bỏ 1 ngày tu tập phước báu rất lớn nhưng không biết trân trọng thì uổng giờ của mình.
Nói chuyện làm động niệm của người. Ba lần nói chuyện thì khi họp chúng sẽ đem ra kiểm điểm, vì thứ nhất là mình không thanh tịnh, thứ hai là làm động chúng.
Muốn làm vui lòng người rất dễ, nhưng không có lợi lạc.
Tâm mình càng mở thì tiến bộ rất nhiều.
Hết phần giảng tháng sau sẽ tiếp.

Hôm bữa đó có bánh canh rất ngon, ngoài ra còn có món xào và món canh, món nào cũng ngon. À hôm bữa Thầy Tuệ Hải có nói Phật ăn món nào cũng ngon hết vì tất cả khi vào miệng đều biến thành cam lồ. Vậy nếu mình ăn món nào cũng ngon thì cũng giống Phật rồi hén. :-)

Kính chúc tất cả các bạn thấu rõ được giáo Pháp và có nhiều niềm vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.

Chủ đề:

0 comments

Lên đầu trang