Bát Quan Trai: 8/28/2010 - Chùa Giác Lâm

Phần ẩm thực có bún huế chay thật ngon, ăn 1 tô thì no, không ăn cơm được nhiều. Món cơm có khổ qua dồn tàu hủ kho, ngon lắm. Có món gỏi mít non, món lạ với mọi người (nhưng không lạ đối với DS, hihi vì DS đã được thưởng thức ở núi rồi, "oai" ghê chưa, nhưng là "quai xách" đó!). Lại không đem theo máy chụp, làm ăn kiểu này chắc tiêu tùng. Thôi thì chịu khó "ăn ý" nữa nhe. :)

Phần pháp thực, Ni Sư giảng tiếp kinh Kim Cang.

Kinh này Phật nói với Đại Bồ Tát, nếu mình nghe mà hiểu thì chúng ta là ai? Là con cháu chắt của bồ tát rồi đó.

Tu lúc nào cũng phải khiêm tốn, đừng sợ thua người, vì đó là người đức hạnh.

Nghe kinh này hiểu thì tốt, không hiểu cũng đừng buồn. Thí dụ như nhà bác học nói chuyện với tiến sĩ mà mình nghe mình hiểu thì trình độ mình cao. Hiểu thì cố gắng tu tiến hơn.

Niết bàn là vô sanh, không sanh tử luân hồi.
Hữu dư y: còn thân nhưng đã chứng A La Hán, như khi Phật thành đạo, như ngài Ca Diếp chứng quả A La Hán.
Vô dư y: Không còn thân này nữa.

Tướng ngã: thấy mình là thật
Tướng nhân: thấy người ta là thật
Tướng chúng sinh: thấy mọi người đều là thật
Tướng thọ giả: thấy mạng sống là thật

3. Hàng phục tâm: phương pháp tu hành
"Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh diệt độ."
Độ tất cả chúng sanh tâm vào vô dư Niến Bàn.
Trong tâm ta có đủ 10 loại:
Tứ thánh: Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác
Lục phàm: Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ quỷ, súc sanh
Thí dụ như muốn độ 1 người là Phật, nhưng nghe người khác học lại là người mình muốn độ nói mình tu hú, rồi nổi sân thì thành A Tu La.
Ngạ quỷ muốn thu về mình mà không muốn cho ra.
Súc sanh chỉ sống theo bản năng không lý trí.

Nghĩ là vọng tưởng nên không theo, không nghĩ đến nữa, niệm đó lặn xuống thì tâm an định, mình có hàng phục tâm được chưa?
Muốn tu phải hàng phục tâm.
Khi niệm Phật đưa vọng tưởng (chúng sanh tâm) vào vô dư niết bàn, nhưng chưa có vô sanh vì niệm khác lại sanh lên.
Mà không thấy chúng sanh được độ: mỗi tưởng dấy lên, biết là vọng, không có hình tướng nên không thấy chúng sanh được diệt độ.

Ngài Địa Tạng: "Chúng sanh độ tận phương chứng bồ đề".
Ngài A Nan: "Còn một chúng sanh chưa thành Phật thì con còn chưa nhập Niết Bàn".

Tại sao còn nhiều chúng sanh chưa được độ mà Phật đã nhập niết bàn? Ngài Địa Tạng đã là Bồ Tát, A Nan đã chứng quả A La Hán? Chúng sanh ở đây là chúng sanh trong tâm, không phải chúng sanh ở ngoài.

Tại sao vọng tưởng dấy lên? Do vọng thức hiệp với vọng trần nên có chúng sanh.

Một niệm dấy lên là một chúng sanh phải đưa nó vào vô dư niết bàn, biết giả không theo thì nó lặng. Còn mình, mình là phàm phu, mình đưa nó vào tàng thức, nó trở thành hạt giống nên nó cứ khởi lên hoài. Còn bồ tát đưa vọng tưởng vào vô dư niết bàn nên nó không khởi nữa (chỗ nầy sâu sắc).
Đưa vào chỗ vô sanh thì hàng phục được tâm.
Tâm không chạy theo vọng tưởng mới làm được bồ tát.
Vọng tưởng đưa mà còn sanh khởi là đưa chưa đúng chỗ.
Theo nhà thiền thì thấy vọng không theo.
Thí dụ như thấy áo đẹp chạy đi mua, thấy sắc đẹp chạy theo nhìn.
Phật dạy chúng ta nên hàng phục chúng sanh tâm của mình trước.
Lặng đến chỗ không thấy hình sắc nữa.
Không tướng mạo tức là vô dư.
Dễ tu hay khó?
Một niệm dấy lên là có tướng ngã vì ai nghĩ? Là tôi nghĩ, có tướng nhân vì nghĩ về ai?. Còn thấy 1 niệm là thật, là còn chấp ngã.
Vọng thức cộng với vọng trần sanh ra chúng sanh.
Khi mình nói: "'Ai' nói gì 'tôi' không chấp", là mình còn ngã không? Trong tâm vẫn còn có 'ta', có 'người'.
Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần không chạy theo, khi nghe tiếng chửi, biết nó là giả. Ai chê mình xấu, mình không buồn vì mình đâu có thật, tên đặt ra để không lộn với người khác thôi. DT xấu thì DT có sao đâu, DT giả mà. Ai kêu tên mình nói xấu mình mà mình nổi sân là mình nghĩ mình là thiệt.
Về hương, hương thơm thì muốn gần, hương hôi thì chê không gần.
Về vị, thích ăn ngon, bữa nào ăn dở có buồn không? Nói như vậy rồi không phải là đi cho người ta ăn đồ dở, ăn cơm cháy. Nói để mình tùy duyên, tùy tùy cảnh mà sống, sống để tu. Ngon dở tùy theo khẩu vị của người, nên tập ăn gì cũng được.
Nói thì dễ, nhưng tu rất khó.
Có dấy niệm là có chấp, ta phải người quấy, ta hay, người dở.
Làm người tu phải nhẫn, khi bị chửi, la thì im lặng.
"Đối cảnh vô tâm mặc vấn thiền"
Tóm lại, muốn hàng phục tâm thì tất cả vọng tưởng dấy khởi lên phải đưa những chúng sanh tâm đó vào vô sanh; không thấy có ta, người, có chúng sanh, có mạng sống.
4. An trụ tâm:
"Nếu Bồ Tát bố thí không trụ tướng thì công đức không thể nghĩ lường."

Thấy người đói cho cơm tiền, là trụ nơi sắc.
Dùng lời nói cho người bớt khổ là trụ nơi tâm.
Mình nghĩ tới sắc thanh hương vị xúc pháp mới bố thí được.

Bố thí ở đây là buông xả tất cả các vọng niệm về pháp trần (sắc thanh hương vị xúc pháp). Mình nghĩ về hình tướng nào thì có cái đó. Nên buông xả thì tâm mình lặng lẽ như hư không. Không nghĩ về 6 trần, tâm thanh tịnh thì vô hạn.

Phật chỉ phương pháp tu tâm. Hình tướng là hư giả, nên phước đức là hạn lượng.
Công đức viên mãn là tâm thanh tịnh.
An trụ tâm: bố thí là buông xả tất cả vọng niệm về 6 trần. Sáu căn tiếp xúc với 6 trần, không chạy theo nó thì tâm an trụ, thì tâm thanh tịnh, thì công đức vô lượng.
Người đại hiếu là nuôi, phụng dưỡng, khuyên tu hành để cha mẹ sanh về tịnh độ, về cõi trời. Bắt cha mẹ giữ con thì cha mẹ không tu được đó là bất hiếu.

Đối với 6 trần đừng để tâm dính mắc là giải thoát.
Nghĩ gì biết giả không theo thì nó an.
Bố thí không chấp tướng là còn thô thiển bên ngoài. Bố thí không liên quan đến vấn đề tu hành. (Chỗ này cũng rất sâu sắc.)
Hiểu phải áp dụng, rất lợi lạc. Lời Phật dạy rất hay, bảo đảm sẽ hết phiền não vì Ni Sư đã áp dụng và đã vượt qua được rất nhiều phiền não.




Chủ đề: ,

0 comments

Lên đầu trang