1. Quảng đại bao la: tâm rộng lớn, tâm bồ đề
2. Chúng sanh y: nơi nương tựa cho tất cả chúng sanh
3. Vô hảo ố: không phân biệt tốt xấu
4. Thọ đại phủ: bằng lòng tiếp nhận mưa bão
5. Sanh thảo mộc
6. Nơi chứa hạt giống
7. Sanh chúng bảo: nơi sanh ra của báu
8. Sanh cây cỏ thuốc
9. Bất động: Gió thổi đất không hề lay động
10. Sư tử hống bất kinh: không khiếp sợ
1. Quảng đại bao la 2. Chúng sanh y
3. Vô hảo ố: Đất không phân biệt tốt xấu dơ sạch. Trên đời này ai hoàn toàn được đây. Nếu không bình thản trước mọi khen chê thì bị phiền não dài dài, đau khổ dài dài. Nếu mình không làm chủ được thì mình bị nô lệ cho lời khen tiếng chê.
Chuyện hai cha con và con lừa:
Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán, người cha ngồi trên lưng lừa, người con đi bộ theo sau. Người bên đường thấy liền nói:cha sao không biết thương con,để con mình phải đi bộ. Nghe vậy người cha liền nhảy xuống lưng lừa nhường cho con lên cỡi. Đi môt chút hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích:đồ con bất hiếu ngồi tỉnh bơ trên lưng lừa để cho cha mình đi bộ,nghe như vậy hai cha con bảo nhau: để cho thiên hạ khỏi nói hay là hai ta cùng cỡi lừa.Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa.
Nhưng đi được một đoạn họ lại nghe một lời phê bình khác: thiệt là ác đức, bắt con lừa chịu đựng sức nặng như vậy. Nghe thế hai cha con lại nhảy xuống khỏi lưng lừa. Lần này lại có người khác phê bình: đồ ngu có lừa mà không cỡi lại phải đi bộ. Hai cha con không biết nghĩ sao đành nai lưng khiêng con lừa đến chợ.
Mình tốt mà bị chê thì cũng như mình cho phước mà người ta không nhận có gì đâu mà buồn.
4. Thọ đại phủ: bằng lòng tiếp nhận mưa bão
Bằng lòng tiếp nhận giáo huấn của thiện tri thức dù rất mạnh bạo.
Sau khi Đức Phật nhập diệt, 499 đệ tử Phật đã đắc quả A La Hán, duy chỉ có A Nan là thị giả của Phật chỉ mới đắc sơ quả. Khi tất cả 500 vị vân tập lại để trùng tu kinh điển. Ngài A Nan bị ngài Ca Diếp bắt tội:
a. Không thỉnh Phật trụ thế: A Nan nói khi đó bị Ma Vương che mờ tâm trí, nhưng cũng xin sám hối.
b. Dâng nước đục cho Phật: A Nan nói vì lúc đó 500 cổ xe bò mới đi ngang qua sông, nhưng cũng xin sám hối.
c. Khi giặc Y Phật lấy chân đạp lên Y: A Nan nói vì lúc đó Y của Phật cứ nổi lên mặt nước nên phải dùng chân đạp, nhưng cũng xin sám hối.
(Lúc đó Phật bảo A Nan lấy 1 hạt cơm của đàn na tín thí để lên thì Y mới chìm: một hạt cơm của tín thí nặng hơn núi Tu Di, nếu không liễu Đạo phải trở lại trả nợ.)
d. Xin Phật cho người nữ xuất gia khiến chánh pháp phải giảm 500 năm (vì người nữ nặng về tình cảm): A Nan nói tất cả nam nữ đều có Phật tánh vả lại trong đó có bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề là dì mẫu của Phật, nhưng cũng xin sám hối.
...
Sau khi sám hối vẫn bị đuổi ra. Ngài A Nan tức quá, quyết tâm tu cho chứng đạo. Đến khi quá mệt mõi, nghiêng mình định nằm xuống nghỉ thì ngay lúc đó chứng A La Hán.
Qua đó ta thấy nhờ Ngài Ca Diếp mà A Nan mới nổ lực tu tập. Mình phải chấp nhận sự mài dũa mạnh bạo, đâu phải gỗ mà tự nhiên thành tượng Phật được.
Câu chuyện chuông đồng, và Phật đồng. Chuông đồng nói với Phật đồng rằng anh sao ngon quá được người ta lễ lạy, còn tui thì bị gõ lên đầu. Phật đồng bảo với chuông đồng, bộ anh tưởng tui tự nhiên được ngồi đây ha. Tui phải trải qua bao phen bị người ta đẽo đục, mài dũa, cắt xén, nung nấu mới được có ngày hôm nay chứ bộ.
Thiện tri thức chỉ cho mình kho tàng vô giá, mình phải bằng lòng tiếp thọ.
Rất sợ chạm tự ngã, từ cái sai này đến cái sai khác là tạo tội.
Ghét giận buồn phiền, bảo thủ là không bao giờ tiến bộ.
Ai chỉ lỗi cho mình là bậc thiên tri thức.
Mình thường đi nhìn nhà người ta, còn rác trước sân nhà mình không lo hốt, lại hốt rác nhà người ta đổ vô nhà mình.
Nghe chuyện Châu Lợi Bàn Đặc học có hai chữ mà không nhớ, "con" chê ổng dở, ai ngờ "con" (Ni Sư xưng bằng con) đây có 4 chữ A Di Đà Phật đã 30 năm rồi mà vẫn còn quên. Mới biết "con" là con cháu của ông Châu Lợi Bàn Đặc.
5. Sanh thảo mộc:
Tâm mình có cỏ dại là phiền não
Nguyện tâm mình là cây che bóng mát, là kỳ hoa diệu thảo, không tham sân si, phiền não, ganh tỵ, sẽ có hào quang phát sáng 40 mươi dặm, ma quỹ không dám lại gần.
Có 1 vị Thiền Sư trồng cây kiểng rất lạ:
a. Cứ dời chậu đi
b. Cứ cắt tỉa
c. Bón phân cho cây chết
d. Tưới ngay đất không có cây
Nghệ thuật trồng cây của vị Sư này để nói lên cách trồng người:
a. Phải dời đổi môi trường:
Mẹ của ngài Mạnh Tử phải dời nhà 3 lần. Nhà mới đầu ở gần nhà người giết heo. Mạnh Tử cũng bắt chước lấy cây chuối và lấy dao đâm vào cây chuối. Sau đó Mạnh Mẫu dời nhà ở gần nghĩa địa thì thấy con mình cứ chơi trò làm đám tang. Cuối cùng bà dời nhà về gần trường học, thấy người ta đi học, Mạnh Tử cũng bắt chước học theo.
b. Cắt tỉa những ngã mạn, tự cao cho mình là biết nhiều, hiểu biết, tưởng mình là trên hết
c. Bón phân cho cây khô: chưa hẳn đã chết, cỏ cây khô qua mùa đông sẽ sống lại. Đừng thấy người xấu mà bỏ, hãy cho họ cơ hội để họ sửa đổi, đừng bỏ rơi những người xấu dở.
d. Tưới đất không cây: đừng nghĩ đất không có hạt giống (chuyện A Tiêm và quả dưa hấu). Nếu thấy người không có duyên với Phật Pháp hãy tạo điều kiện duyên cho họ.
6. Nơi chứa hạt giống:
Tâm mình có chủng tử thiện ác:
Tham là ngạ quỹ
Niệm Nam Mô A Di Đà Phật là thành Phật
Niệm Phật là thành Phật, thấy Phật vãng sanh
7. Sanh chúng bảo: nơi sanh ra của báu, tài nguyên quí báu
Hãy khai thác đạo đức, trí tuệ nơi tâm mình
8. Sanh cây cỏ thuốc:
Nguyện tâm mình là thuốc hay chữa bệnh phiền não cho chính mình và cho chúng sanh
Còn mình ai đụng vào giống như thuốc độc vậy.
9. Bất động: Gió thổi đất không hề lay động
Bát phong suy bất động: được, mất; khen, chê; vui, khổ; vinh, nhục.
Đây là trường đại học Phật học, nếu ai muốn thi đậu vào trường này thì phải trước 8 gió tâm không động.
Tô Ðông Pha làm bài kệ tán Phật gởi cho thiền sư Phật Ấn:
“Thánh Chúa thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong suy bất động
Ðoan tọa tử kim liên.”
Ngài Phật Ấn phê:
“Ðánh rắm! Ðánh rắm!”
Xong gởi trả lại ngài Tô Ðông Pha.
Tô Ðông Pha nửa đêm chèo thuyền sang hỏi:
-Thơ tôi chỗ nào không trúng mà ông phê như vậy?
Phật Ấn trả lời:
“Bát phong suy bất động
Nhất thí đã quá giang.”
10. Sư tử hống bất kinh:
Khó khăn, gian khổ, không vì chướng ngại mà lùi bước thoái tâm
Gặp ma chướng nhưng không khiếp sợ.
Hết bài Tâm Địa Pháp Môn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Rất cám ơn DS đã ghi lại những bài thuyết giảng hữu ích để chia sẻ cùng mọi người.
ReplyDeleteTrân quý ~
Chào Thiên Ân,
ReplyDeleteCám ơn TA đã đọc, DS rất thích bài giảng này. Viết lại còn rất nhiều thiếu sót, nghe giảng thì hay hơn nhiều.
Thân mến.