Rong biển rang. DS thấy cô nhà bếp hay làm món này. Rong biển xé ra, cho dầu vô chảo, cho rong biển vào nêm đường, muối, nước tương, rang cho khô. Mỗi lần làm nhiều lắm, cho vô hủ để dành ăn lâu được.
Xà lách trộn dầu giấm với tàu hũ ky chiên. Tàu hũ ky này đã được ướp sẳn rất vừa ăn, mua về chỉ cần chiên lên là được.
Củ sắn xào với đậu que, cà rốt.
Gỏi mít non, ngon lắm, món lạ miệng đối với DS. Mít non, gọt vỏ, cắt ra từng miếng lớn đem đi luộc. Xong xé ra trộn với đường, muối, giấm và rau răm. Ngoài ra còn có mít non kho nữa, ăn cũng ngon. Cũng lấy mít non luộc, cắt ra miếng nhỏ xong đem chiên rồi kho với nước tương, đường muối.
Canh kiểm gồm có mít, bí rợ, khoai môn, khoai lang, khoai mì, nước cốt dừa, bột khoai. Món này do DS ra thực đơn vì thấy có nhiều mít, nhưng cô nhà bếp không biết nấu (vì cô người Huế), DS phải cầu cứu 2 cô nữa vô nấu món này. Nấu ra chỉ có mấy người miền Nam là ăn ngon lành. Có một chú làm xây cất cho chùa gọi canh này là "canh đau khổ", vì quá khó ăn. Từ đây DS mới thấy rõ hơn rằng tất cả những gì mình thích (hay ghét) chỉ là ảo giác, không thật. Thậm chí những gì mình thích có khi lại đem tới sự khó chịu, đau khổ cho người. Vì vậy, mình không nên "ép" người khác thích giống như mình, làm giống như mình. Cũng như ở núi đồi thanh vắng yên tịnh vậy, có người lên chưa đầy nửa buổi đã muốn đi về liền, vì họ than quá buồn...
Giờ ăn trưa bắt đầu lúc 11:30. Đây là vài món chay ở am Pháp Ấn, mời các bạn cùng thưởng thức với đại chúng. Những món ăn rất bình thường, giản dị, nhưng sao mà DS ăn món nào cũng thấy ngon hết...
Nghi thức cúng quá đường cũng giống như khi DS đi Thọ Bát ở chùa Giác Lâm, nhưng tất cả đều được dịch ra tiếng Việt (thay vì tiếng Hán khó hiểu).
Tam đề:
Ăn miếng thứ nhất nguyện đoạn tất cả ác
Ăn miếng thứ hai nguyện tu tất cả thiện
Ăn miếng thứ ba nguyện độ tất cả chúng sanh
Ngũ quán:
1. Xét công lao khó nhọc của người nông phu, người trồng trọt, người nấu nướng, thí chủ...
2. Xét đức hạnh của mình xem có xứng đáng để ăn không
3. Đề phòng tâm tham trong khi ăn
4. Thức ăn là thuốc hay để chữa bệnh hình khô sắc héo
5. Vì thành đạo nghiệp nên mới thọ thức ăn này
Ở chùa chỉ nấu một bữa ăn trưa, còn buổi sáng và chiều chỉ ăn món cũ. Buổi sáng hay ăn cháo hay cơm chiên nấu từ cơm nguội. Còn buổi chiều chỉ hâm lại thức ăn buổi trưa. Khi nào nấu món hủ tiếu, bún riêu, bún Huế... thì chỉ nấu một món đó mà thôi. Thầy bảo việc ăn uống nên đơn giản để dành giờ tu học. Ở đây không có tục lệ cúng chè xôi nên DS rất thích. Không phải DS không thích ăn, mà là vì DS sợ bệnh tiểu đường, bệnh béo phì...
Sau giờ ăn trưa là giờ nghỉ trưa, cái xe (thân) nó chạy cả buổi rồi phải cho nó nghỉ cho nguội máy, không thôi nó dễ "lột dzên". Ngủ trưa mà không chịu ngủ nằm mà "tâm sự" là cũng bị quở: "Giờ ngủ thì không chịu ngủ, lo nói chuyện, đến giờ niệm Phật thì gục".
Kính chúc quý bạn đọc tinh tấn niệm Phật, thân tâm thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xà lách trộn dầu giấm với tàu hũ ky chiên. Tàu hũ ky này đã được ướp sẳn rất vừa ăn, mua về chỉ cần chiên lên là được.
Củ sắn xào với đậu que, cà rốt.
Gỏi mít non, ngon lắm, món lạ miệng đối với DS. Mít non, gọt vỏ, cắt ra từng miếng lớn đem đi luộc. Xong xé ra trộn với đường, muối, giấm và rau răm. Ngoài ra còn có mít non kho nữa, ăn cũng ngon. Cũng lấy mít non luộc, cắt ra miếng nhỏ xong đem chiên rồi kho với nước tương, đường muối.
Canh kiểm gồm có mít, bí rợ, khoai môn, khoai lang, khoai mì, nước cốt dừa, bột khoai. Món này do DS ra thực đơn vì thấy có nhiều mít, nhưng cô nhà bếp không biết nấu (vì cô người Huế), DS phải cầu cứu 2 cô nữa vô nấu món này. Nấu ra chỉ có mấy người miền Nam là ăn ngon lành. Có một chú làm xây cất cho chùa gọi canh này là "canh đau khổ", vì quá khó ăn. Từ đây DS mới thấy rõ hơn rằng tất cả những gì mình thích (hay ghét) chỉ là ảo giác, không thật. Thậm chí những gì mình thích có khi lại đem tới sự khó chịu, đau khổ cho người. Vì vậy, mình không nên "ép" người khác thích giống như mình, làm giống như mình. Cũng như ở núi đồi thanh vắng yên tịnh vậy, có người lên chưa đầy nửa buổi đã muốn đi về liền, vì họ than quá buồn...
Giờ ăn trưa bắt đầu lúc 11:30. Đây là vài món chay ở am Pháp Ấn, mời các bạn cùng thưởng thức với đại chúng. Những món ăn rất bình thường, giản dị, nhưng sao mà DS ăn món nào cũng thấy ngon hết...
Nghi thức cúng quá đường cũng giống như khi DS đi Thọ Bát ở chùa Giác Lâm, nhưng tất cả đều được dịch ra tiếng Việt (thay vì tiếng Hán khó hiểu).
Tam đề:
Ăn miếng thứ nhất nguyện đoạn tất cả ác
Ăn miếng thứ hai nguyện tu tất cả thiện
Ăn miếng thứ ba nguyện độ tất cả chúng sanh
Ngũ quán:
1. Xét công lao khó nhọc của người nông phu, người trồng trọt, người nấu nướng, thí chủ...
2. Xét đức hạnh của mình xem có xứng đáng để ăn không
3. Đề phòng tâm tham trong khi ăn
4. Thức ăn là thuốc hay để chữa bệnh hình khô sắc héo
5. Vì thành đạo nghiệp nên mới thọ thức ăn này
Ở chùa chỉ nấu một bữa ăn trưa, còn buổi sáng và chiều chỉ ăn món cũ. Buổi sáng hay ăn cháo hay cơm chiên nấu từ cơm nguội. Còn buổi chiều chỉ hâm lại thức ăn buổi trưa. Khi nào nấu món hủ tiếu, bún riêu, bún Huế... thì chỉ nấu một món đó mà thôi. Thầy bảo việc ăn uống nên đơn giản để dành giờ tu học. Ở đây không có tục lệ cúng chè xôi nên DS rất thích. Không phải DS không thích ăn, mà là vì DS sợ bệnh tiểu đường, bệnh béo phì...
Sau giờ ăn trưa là giờ nghỉ trưa, cái xe (thân) nó chạy cả buổi rồi phải cho nó nghỉ cho nguội máy, không thôi nó dễ "lột dzên". Ngủ trưa mà không chịu ngủ nằm mà "tâm sự" là cũng bị quở: "Giờ ngủ thì không chịu ngủ, lo nói chuyện, đến giờ niệm Phật thì gục".
Kính chúc quý bạn đọc tinh tấn niệm Phật, thân tâm thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Coi bộ DS là người rất dễ ăn nên ăn gì cũng thấy ngon. Đó cũng là cái phước có được. Mừng cho DS
ReplyDeleteHồi đó DS rất khó ăn, nhưng có lẽ nhờ chia sẻ món chay nên bây giờ rất dễ ăn. Càng cho càng được :-)
Delete