Bài này DS nhận được từ email, mến tặng lại đến các bạn, nhất là những ai có bệnh ăn không tiêu và đau nhức. DS có món Nấm trai cuốn lá lốt và củ sắn xào lá lốt các bạn làm thử nhé.
Lá lốt có tên khoa học là Piper Lolot, mọc hoang và được nhân dân ta trồng ở khắp mọi miền để làm gia vị. Lá, thân của lá lốt có tác dụng khu phong, tán hàn, tiêu thực cho nên được nhân dân ta sử dụng rất rộng rãi để chữa chứng đau nhức xương, khớp...Lá của cây lá lốt: làm gia vị: cuốn lá lốt nướng, xào lá lốt, canh lá lốt... có tác dụng tiêu thực "nhẹ mình", rất dễ chịu.
Chữa đau nhức xương, phong thấp, ra mồ hôi tay chân: dùng lá lốt tươi, sao nóng, đắp lên vùng đau và băng lại hoặc đắp lá lốt lên vùng đau rồi lấy muối (khoảng 1- 2 kg) rang nóng già, cho vào túi vải, đặt lên. Mỗi ngày 1 lần đến 2 lần, liên tục từ 7 đến 10 ngày sẽ cho kết quả. Hoặc lấy cả cành, lá khoảng 40 - 50 gr (1 nẹm tay), sắc với 200 ml, còn 100 ml, chia làm 2-3 lần, uống trong ngày. Nếu ra nhiều mồ hôi tay, chân: Lấy khoảng 100 gr (cả lá, thân, rễ) thái nhỏ cho khoảng 200 gr muối hột nấu 500 ml nước, đun sôi chừng 5-10 phút, để khi nước còn nóng già thì ngâm chân hay tay, mỗi lần ngâm khoảng 20-30 phút, làm hằng ngày sẽ giảm chứng ra mồ hôi, hết "mùi" và càng đỡ đau nhức xương.
Ngâm làm cồn xoa bóp: lấy thân và rễ cây chặt nhỏ, ngâm trong rượu mạnh (trên 400) dùng làm cần xoa bóp khi bị đau nhức hay chấn thương.
Lá lốt là một cây rất dễ trồng (lấy từng đoạn thân "bánh tẻ" vùi xuống đất ẩm) vừa có tác dụng làm gia vị lại vừa có tác dụng chữa bệnh, mọi người nên trồng mỗi nhà một khóm để dùng.
Theo Bảo Trân (DS chỉnh bỏ phần thịt cá)
Lá lốt có tên khoa học là Piper Lolot, mọc hoang và được nhân dân ta trồng ở khắp mọi miền để làm gia vị. Lá, thân của lá lốt có tác dụng khu phong, tán hàn, tiêu thực cho nên được nhân dân ta sử dụng rất rộng rãi để chữa chứng đau nhức xương, khớp...Lá của cây lá lốt: làm gia vị: cuốn lá lốt nướng, xào lá lốt, canh lá lốt... có tác dụng tiêu thực "nhẹ mình", rất dễ chịu.
Chữa đau nhức xương, phong thấp, ra mồ hôi tay chân: dùng lá lốt tươi, sao nóng, đắp lên vùng đau và băng lại hoặc đắp lá lốt lên vùng đau rồi lấy muối (khoảng 1- 2 kg) rang nóng già, cho vào túi vải, đặt lên. Mỗi ngày 1 lần đến 2 lần, liên tục từ 7 đến 10 ngày sẽ cho kết quả. Hoặc lấy cả cành, lá khoảng 40 - 50 gr (1 nẹm tay), sắc với 200 ml, còn 100 ml, chia làm 2-3 lần, uống trong ngày. Nếu ra nhiều mồ hôi tay, chân: Lấy khoảng 100 gr (cả lá, thân, rễ) thái nhỏ cho khoảng 200 gr muối hột nấu 500 ml nước, đun sôi chừng 5-10 phút, để khi nước còn nóng già thì ngâm chân hay tay, mỗi lần ngâm khoảng 20-30 phút, làm hằng ngày sẽ giảm chứng ra mồ hôi, hết "mùi" và càng đỡ đau nhức xương.
Ngâm làm cồn xoa bóp: lấy thân và rễ cây chặt nhỏ, ngâm trong rượu mạnh (trên 400) dùng làm cần xoa bóp khi bị đau nhức hay chấn thương.
Lá lốt là một cây rất dễ trồng (lấy từng đoạn thân "bánh tẻ" vùi xuống đất ẩm) vừa có tác dụng làm gia vị lại vừa có tác dụng chữa bệnh, mọi người nên trồng mỗi nhà một khóm để dùng.
Theo Bảo Trân (DS chỉnh bỏ phần thịt cá)
0 comments