Mấy câu hỏi trong giờ giáo lý:
Hỏi: Làm sao biết có địa ngục?
Đáp: Tuỳ tâm tu hạnh gì thì ở trong cảnh giới đó
Súc sanh sống theo bản năng muốn làm gì thì làm
Giết người thì bị vào tù, nhà tù là địa ngục trần gian đó
Do nơi tâm hiện ra cảnh giới.
Hỏi: người lúc còn sống họ ăn mặn, khi họ chết, mình có nên cúng mặn?
Đáp: Người chết cần phước báo chứ không cần thức ăn. Mình cầu siêu mà cúng mặn thì gây tội thêm cho người chết vì mình vì người chết mà sát sanh.
Khi chết có ba trường hợp:
Người làm cực ác: chết đọa địa ngục liền tức khắc, không hưởng được phước báo mình tạo cho họ.
Người làm cực thiện: chết được sanh lên cõi lành tức khắc cũng không hưởng được phước báo mình tạo cho họ.
Người có thiện có ác: chết trải qua thân trung ấm, hưởng được phước báo mình tạo cho họ. Vì người chết mà sát sanh cúng mặn thì tạo nghiệp ác thêm cho người đó. Nếu muốn ăn mặn thì kỵ mấy ngày cúng giỗ, lựa mấy ngày khác mà ăn.
Hôm nay Ni Sư giảng về Ý nghĩa thọ Bát Quan Trai và tiếp theo phần Kinh Bát Nhã.
Người tại gia vì gia duyên ràng buộc nên thọ Bát Quan Trai để tập hạnh xuất gia.
Bát: 8
Quan: cửa, đóng lại 3 cửa ác đạo là địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh.
Trai: thanh tịnh.
Tám giới làm cho tâm thanh tịnh để giải thoát sanh tử luân hồi.
Mục đích xuất gia là mong giải thoát sanh tử luân hồi.Có 3 hạng người thọ Bát Quan Trai:
1. Mục ngưu trai: không phát xuất từ tâm. Thấy người làm mình làm theo như bắt buộc, tâm rất bực, ép mình, không thoải mái, sân hận, vọng tưởng, gò bó, thấy 1 ngày rất dài.
2. Như kiền trai: làm trên hình thức, tâm không chân thật, không hoàn toàn đúng chánh Pháp: ở chùa mà nhớ con cháu ở nhà, vọng tưởng, ăn phi thời, thoa đầu thơm... phạm giới.
3. Phật Pháp trai: giữ giới không tỳ vết. Không: sát sanh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ, uống rượu, đeo tràng hoa, xoa dầu thơm, ca múa hát hay đi xem nghe, nằm gường cao rộng lớn, ăn phi thời. Y giáo thọ trì, dù cho mất mạng cũng không phạm giới. Không bị phạm trang nghiêm.
Ngoài giờ tụng kinh, niệm Phật phải giữ lục niệm.
Lục niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên.
Phật: từ bi, trí tuệ
Pháp: lời Phật dạy nếu hành trì đúng sẽ Niết Bàn giải thoát
Tăng: công hạnh của vị Tăng xuất gia là làm lợi ích cho chúng sanh. Công đức rất lớn: không có Tăng đoàn làm sao chúng sanh hiểu được giáo Pháp của Phật, không lưu trì được. Sống đời phạm hạnh.
Thí: buông xả tiền tài, danh vọng, chấp trước, tham đắm, vọng tưởng.
Giới: Phật chế giữ không hoen ố, giữ tròn đầy không khuyết.
Thiên: ngoài cõi người còn có cõi Chư Thiên, Bồ Tát, Phật. Mục đích mình là đến đó.
Phật chế BQT để:
1. Thọ trì đối trị với ngoại đạo. Ở Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo, ngoại đạo cũng có BQT nhưng chỉ trên hình thức.
2. Tập xuất gia: gieo nhân xuất gia sẽ được quả giải thoát.
3. Mục đích: giải thoát giác ngộ.
Theo Trí Độ Luận:
Lục trai; mồng 8, 14, 15, 23, 28/29, 30. Những ngày này có quỹ dữ theo sát con người để đoạt sinh mạng.
Theo Tứ Thiên Vương: Tứ Thiên Vương và xứ giả cõi Trời xuống nhân gian quan sát gia hộ cho người thọ trì, người làm dữ bị phạt.
Già chết sắp đến nên Phật tử phải siêng năng tinh tấn tu hành.
Tiếp phần Bát Nhã:
Sắc: thân: tứ đại (đất nước gió lửa) do duyên hợp
Tâm: thọ, tưởng, hành, thức: do duyên hợp
Không thật thể
Tướng không của Bát Nhã: phải nhìn bằng trí tuệ mà quán xét.
Thân: Tất cả do duyên hợp hư giả không tồn tại, vô thường, cấu tạo bằng những chất bất tịnh. Mình cho thân mình thường còn.
Tâm: vô thường, nay thương mai ghét.
Dùng trí tuệ Bát Nhã quán xét thì không đắm nhiễm
Tánh không của muôn vật không khác.
Thấy bằng mắt hình sắc luôn đổi thay sanh diệt.
Hư không: tuỳ duyên mà có sạch hay dơ. Đi ngang đống rác thì hôi. Đi ngang rừng hoa thì thơm.
Thể tánh của hư không cũng là không. Hư không không dơ không sạch mà tuỳ duyên.
"Thà chấp có bằng núi Tu Di, còn hơn chấp không bằng hạt cải"
Chấp có: Chẳng thà sợ làm cái này tội, làm cái kia tội nên không dám làm.
Chấp không: không tội không phước tha hồ tạo tội: biên kiến.
Lý không thuộc về lý trung đạo: các pháp do nhân duyên sanh.
Diệt danh vi giả danh: tuy có hình tướng nhưng chỉ là giả danh.
Cái bàn: thành bởi gỗ, thợ mộc...do duyên hợp, tuỳ theo ý người muốn làm cái bàn hay cái ghế.
Giả danh: con người do tinh cha huyết mẹ mà sinh ra.
Tên: giả danh, chỉ là tên đặt, mình luôn chấp là của mình.
Người ta kêu tên mình chửi mà mình buồn là mình không có trí tuệ.
Tuỳ theo mình thích người đó hay không mà mình thấy người đó nói dễ thương hay dễ ghét.
Thâm nhập Phật Pháp thì không có buồn, nên phải phá chấp.
.Thánh nhân: không động
.Tu đạo: động nhưng giác ngộ liền
.Phàm phu: động, buồn hoài
Mức độ tu do mức phá chấp
Kiểm lại mình chấp nhiều là tu còn kém
Duyên hợp hư giả: lời nói không có thật
Nghĩa trung đạo: không thật có không thật không. Con người mình có nhưng giả có do duyên hợp. Thấy có đó nhưng không có.
Học Phật thấy các Pháp bằng lý trung đạo.
Vật chất: sắc
Tinh thần: thọ, tưởng, hành, thức
Thọ: vui, buồn, không vui không buồn: do duyên hợp
Tưởng: về quá khứ, vị lai, hiện tại: do duyên hợp, nếu thật có thì không bao giờ mất
Hành: niệm niệm liên tục
Thức: phân biệt: đẹp, xấu, hay, dở, ưa, ghét
Mắt (căn mắt) thấy hoa (sắc trần) --> đẹp (nhãn thức) --> ưa (ý thức)
6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
6 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (hình sắc in vào tâm trí mình)
6 thức: nhãn, nhĩ, thiệt, thân, ý
Sáu căn tiếp xúc với sáu trần sanh ra sáu thức.
0 comments