Nói thiệt, khi DS đọc công thức nấu ăn nào mà bảo "nêm cho vừa ăn" là kể như bó tay. Tâm sự với bạn bè sành về nêm nếm thì còn khổ nữa, hỏi mình chứ ăn biết ngon mà sao hổng biết nêm. DS nói là, nêm có một chút xíu đâu biết được, chừng nào ăn cả tô mới biết. Có người còn thú thật, nêm tới nêm lui, nêm hoài không ra, rồi đem đi đổ luôn (thiệt đó). Có người bị chọc là cái nhà bếp giống như phòng thí nghiệm, có công thức, có cân có lượng hẳn hòi, muối đong mà dư một hột cũng bỏ lại, coi chừng bữa nào đọc công thức lộn hàng, cái phòng lab sẽ nổ tung...
Mẹ của DS có tài nêm nếm rất ngon. Mẹ thường hay nói nêm cho mặn mà, rồi dằn đường vào cho dịu lại. Nhiều người tới nhà được Mẹ đãi ăn chay, khen ngon và nói là nếu vợ con mà nấu ăn ngon như Bác thì con ăn chay trường luôn không ngán. Một điều lạ là Mẹ không bao giờ xài bột ngọt.
Sao khi tham khảo, hỏi han làng trên xóm dưới, nhiều lần "thí nghiệm" trong "phòng lab", Diệu Sương xin đưa ra đây một công thức chung. DS xài muối biển và đường raw hay maple syrup (1 muỗng đường raw bằng với 1 muỗng maple syrup).
Cứ 1 phần muối là 3 phần đường. Trong hũ muối DS để cái muỗng cà phê, trong hũ đường DS để cái muỗng canh (1 muỗng canh bằng 3 muỗng cà phê). Cho muối trước, hể cho bao nhiêu muỗng cà phê muối thì bao nhiêu muỗng canh đường. Thường thì cái nồi 4 quarts nước là 6 muỗng cà phê muối và 6 muỗng canh đường. Công thức 1 muối 3 đường này hình như có sự hài hoà, một "hoá chất" tự nhiên, ta không cần đến bột ngọt.
Với nước tương thì 1.5 muỗng nước tương mặn bằng 0.5 muỗng muối. Cũng là tỉ lệ 3-1. Vậy thì nêm bao nhiêu muỗng đường thì bỏ bấy nhiêu muỗng nước tương. Nếu nêm vừa muối vừa nước tương thì phải làm toán (trời không ngờ nấu ăn cũng phải cần tính toán); vừa hoá học vừa toán học, khoa học phát ớn!
Còn một "chiêu" nữa nè. Nếu nấu ăn với tâm thanh tịnh, thì nấu món nào ra cũng ngon hết. Học theo Thầy Minh Thành, làm một cái là "A DI", một cái nữa là "ĐÀ PHẬT", thí dụ như lặt 1 cọng rau là "A DI", lặt một cọng nữa là "ĐÀ PHẬT"; xắt một xắt là "A DI", xắt một cái nữa là "ĐÀ PHẬT"..., cứ tiếp tục như vậy mà làm. Nấu ăn kiểu này làm nhiều cũng không có mệt (có mệt là mệt thân, xong rồi đi nghỉ là hết mệt liền), DS làm thấy có kết quả, ai ăn món mình nấu cũng hoan hỷ. Chứ không thôi trong bếp nóng lắm, nhất là có đông người (too many cooks in the kitchen), nấu một hồi dễ nổi quạu, nồi ơ, chén dĩa bay tùm lum.
Nấu ăn chay mà tâm không thanh tịnh, "nêm nếm không vừa ăn" thì "kẹt" lắm. Những người ăn mặn thử qua một lần không ngon, họ sẽ có thành kiến với món chay, và sau này không thèm ăn chay nữa.
Chúc các bạn nêm nếm cho thật vừa ăn để nấu những món chay thật ngon.
Công thức nấu ăn căn bản:
1 muối + 3 đường
1 nước tương + 1 đường
1 động tác A DI + 1 động tác ĐÀ PHẬT
Có người còn độc đáo hơn nữa, hỏi "một muỗng cà phê là bao nhiêu?" Hết ý luôn.
Mẹ của DS có tài nêm nếm rất ngon. Mẹ thường hay nói nêm cho mặn mà, rồi dằn đường vào cho dịu lại. Nhiều người tới nhà được Mẹ đãi ăn chay, khen ngon và nói là nếu vợ con mà nấu ăn ngon như Bác thì con ăn chay trường luôn không ngán. Một điều lạ là Mẹ không bao giờ xài bột ngọt.
Sao khi tham khảo, hỏi han làng trên xóm dưới, nhiều lần "thí nghiệm" trong "phòng lab", Diệu Sương xin đưa ra đây một công thức chung. DS xài muối biển và đường raw hay maple syrup (1 muỗng đường raw bằng với 1 muỗng maple syrup).
Cứ 1 phần muối là 3 phần đường. Trong hũ muối DS để cái muỗng cà phê, trong hũ đường DS để cái muỗng canh (1 muỗng canh bằng 3 muỗng cà phê). Cho muối trước, hể cho bao nhiêu muỗng cà phê muối thì bao nhiêu muỗng canh đường. Thường thì cái nồi 4 quarts nước là 6 muỗng cà phê muối và 6 muỗng canh đường. Công thức 1 muối 3 đường này hình như có sự hài hoà, một "hoá chất" tự nhiên, ta không cần đến bột ngọt.
Với nước tương thì 1.5 muỗng nước tương mặn bằng 0.5 muỗng muối. Cũng là tỉ lệ 3-1. Vậy thì nêm bao nhiêu muỗng đường thì bỏ bấy nhiêu muỗng nước tương. Nếu nêm vừa muối vừa nước tương thì phải làm toán (trời không ngờ nấu ăn cũng phải cần tính toán); vừa hoá học vừa toán học, khoa học phát ớn!
Còn một "chiêu" nữa nè. Nếu nấu ăn với tâm thanh tịnh, thì nấu món nào ra cũng ngon hết. Học theo Thầy Minh Thành, làm một cái là "A DI", một cái nữa là "ĐÀ PHẬT", thí dụ như lặt 1 cọng rau là "A DI", lặt một cọng nữa là "ĐÀ PHẬT"; xắt một xắt là "A DI", xắt một cái nữa là "ĐÀ PHẬT"..., cứ tiếp tục như vậy mà làm. Nấu ăn kiểu này làm nhiều cũng không có mệt (có mệt là mệt thân, xong rồi đi nghỉ là hết mệt liền), DS làm thấy có kết quả, ai ăn món mình nấu cũng hoan hỷ. Chứ không thôi trong bếp nóng lắm, nhất là có đông người (too many cooks in the kitchen), nấu một hồi dễ nổi quạu, nồi ơ, chén dĩa bay tùm lum.
Nấu ăn chay mà tâm không thanh tịnh, "nêm nếm không vừa ăn" thì "kẹt" lắm. Những người ăn mặn thử qua một lần không ngon, họ sẽ có thành kiến với món chay, và sau này không thèm ăn chay nữa.
Chúc các bạn nêm nếm cho thật vừa ăn để nấu những món chay thật ngon.
Công thức nấu ăn căn bản:
1 muối + 3 đường
1 nước tương + 1 đường
1 động tác A DI + 1 động tác ĐÀ PHẬT
Có người còn độc đáo hơn nữa, hỏi "một muỗng cà phê là bao nhiêu?" Hết ý luôn.
hihihi...1 động tác A DI + 1 động tác ĐÀ PHẬT
ReplyDeletelà bao nhiêu?".
là Vô Lượng, Vô Biên đó...
ReplyDeletehay, đệ sẽ làm thử
ReplyDeletechúc đệ thành công
ReplyDeleteKhông biết công thức một muối 3 đường có thể áp dụng số lượng lớn không nhỉ, lỡ mai này muốn đãi DS khách mời đông quá mình bỏ một hằng sa muối, 3 hằng sa đường thức ăn có còn ngon không nhỉ.
ReplyDeleteCông thức gia truyền, đã áp dụng với dung lượng lớn. Đây là công thức của người Nam, người Nam ăn món gì cũng ngọt hơn những người miền khác. Knar thử với dung lượng nhỏ trước, xem có vừa ý mình không rồi hãy áp dụng với dung lượng lớn. Chúc Knar thành công.
ReplyDeleteQuên cái này nữa Knar, muốn bỏ một hằng sa muối, Knar phải nấu với dung lượng... Phải làm toán rồi, để coi, dung lượng 4 quarts nêm 3 muỗng canh muối, 1 hằng sa muối thì dung lượng nấu là bao nhiêu hằng sa đây ta??? Ôi nhức đầu...
ReplyDeletehihiiii
ReplyDelete"Nấu ăn chay mà tâm không thanh tịnh" câu này Xuân Tử thích nhất.Ai nấu ăn mà quạo đeo thì xuân tử không ăn (ăn vô là ăn cái phiền muộn vào người), với lại ai ở không sạch sẽ thì nấu có ngon xuân tử cũng hum dám ăn.
cảm ơn bài viết hay của chị Diệu Sương nha.
Cám ơn Xuân Tử ghé thăm và cho lời khen nhe :)
ReplyDelete6 muỗng canh đường nhiều quá có thể bị tiểu đường luôn quá chị DS!?????
ReplyDelete