Pháp Âm: Kinh Cung Kính

Chủ đề:

2 comments

  1. Phật dạy nên thực hành hạnh cung kính, vì hạnh cung kính sẽ đưa mình đến Niết Bàn.
    Niết Bàn là vô ngã, không còn có cái ta thì sẽ đạt đến Niết Bàn. Cung kính phá được cái ta.
    Cung kính: tự mình khiêm nhường,
    nhớ nghĩ công đức của mọi người, tôn trọng người khác.
    Chúng ta nhớ lại những việc làm của Đức Phật, chúng ta cung kính nơi tâm.
    Bày tỏ ra nơi miệng: bài kệ tán dương Đức Phật:
    Đấng Pháp Vương vô thượng
    Ba cõi chẳng ai bằng
    Thầy dạy khắp Trời người
    Thân: trang nghiêm lạy Phật
    Nhứt giả lễ kính Chư Phật.
    Phật có ba đời: quá khứ: A Di Đà, Dược Sư, Tỳ Bà Thi
    Hiện tại: Bổn Sư Thích Ca
    Tương lai: Di Lặc, Thầy Tổ, Cha Mẹ, Sư Trưởng, Ông Bà, những người ngồi cạnh mình.
    Bình thường mình lễ Phật chết nhiều hơn Phật sống. Phật vị lai là tất cả chúng sanh đều có tâm thanh tịnh. Nên phải cung kính huynh đệ, những người nhỏ hơn mình, thậm chí tất cả chúng sanh. Vì tất cả cùng đồng một thể.

    ReplyDelete
  2. Cùng có một cái biết. Cho nên chúng ta tôn trọng cái biết vạn vật đồng nhất thể, muôn loài cùng thể tánh. Chim, ngỗng, chim cũng biết niệm Phật (Mấy Điệu Sen Thanh). Đức Phật là chúa tể của vạn vật mà xỏ kim cho một vị Tỳ Kheo già. Một bật lưỡng túc tôn, đầy đủ 2 biển phước đức trí tuệ vì không từ bỏ một phước nhỏ. Có lúc Phật chăm sóc cho 1 Tỳ Kheo bệnh: giặt giủ y, dọn dẹp phòng ốc, lau chùi thân. Trong tất cả phước điền chăm sóc cho người bệnh là phước điền thứ nhất. Đến những đứa trẻ cúng dường đức Phật đất cát mà nó giả là cơm, đức Phật vẫn nhận. Không những hữu tình, mà còn quý trọng cả vô tình chúng sanh, cả cây cỏ vạn vật. Mình cung kính quý trọng mọi người khác, người cũng cung kính quý trọng mình. Ngay cả nghịch hạnh Bồ Tát. Phước đức càng ngày càng tăng, trí tuệ càng ngày càng toả sáng. Tu được hạnh cung kính thì cả đời an vui. Ngài Ấn Quang tu hạnh "thành kính".

    Cái hay có 7 phần, cái dở có 3, mà mình cứ nhìn cái xấu không hà. Phải nhìn cái hay cái tốt đẹp của mọi người. Có được cái nhìn thân thiện, thì lời nói hài hoà, đầy đủ oai nghi, vì bắt từ tâm mà ra. Học Pháp đầy đủ, hỷ xả, từ bi, tinh tấn, nhẩn nhục. Chỉ cần cung kính là phiền não hết. Khó nhưng phải làm cho được.

    Được giữ gìn các căn, Thường Bất Khinh Bồ Tát, "Con không dám khinh quý Ngài, quý Ngài đều sẽ thành Phật". Bằng cái tâm thật, thấy được cái quý nhất của chúng sanh. Giữ được giới hạnh sẽ không hối hận. Nếu tụng giới mà thấy mình bị phạm, thì sẽ hối hận. Như người soi gương đẹp xấu, sanh vui buồn, tụng giới cũng như thế. Nếu giới phạm thì buồn lo sợ. Không hối hận thì hân hoan, vui thấy mình đẹp trong giới hạnh thanh tịnh. Sẽ được lặng lẽ tâm (tĩnh chỉ), sẽ được an vui (lạc), tâm yên định, thấy biết như thật.
    Chỉ có tâm yên định mới thấy được lẽ thật, thường người ta bị nghiêng lệch đối với những người mình thương ghét.
    "Khi thương trái ấu cũng tròn,
    Khi ghét trái bồ hòn cũng méo"
    Định là tâm lắng đọng thanh tịnh không còn chạy theo ngũ dục lục trần. Thấy được lẽ thật: Ba Pháp Ấn: chư hành vô thường (mọi sự vận hành đều là luôn biến đổi đi tới hoại diệt), chư pháp vô ngã (tất cả sự vật không có cái chủ, nhiều thứ hợp lại thành), Niết Bàn tịch tĩnh (tất cả là không thật, không còn dong duỗi chạy đuỗi nữa, chán nản xa lìa, không ham muốn, là giải thoát, đạt tới Niết Bàn).
    Ai thấy được Pháp duyên khởi là người đó thấy được Như Lai.
    Đạo đức căn bản của người tu là đức hạnh, lấy đây làm nền tảng, thể hiện từ sự mài dũa, sửa đổi nới ba nghiệp của mình. Phải dọng cái nền cho vững chắc. Học là để thực hành trong cuộc sống, hành giả là người hành đạo. Chú trọng ở chỗ thực hành. Phải thực hành hạnh cung kính với tất cả mọi loài, tỏ thái độ biết ơn với tất cả sự vật.

    ReplyDelete

Lên đầu trang