http://blip.tv/file/2208202
Rất nhiều người xuất gia cũng như tại gia: niệm Phật lâu quá mà không được nhất tâm.
Theo Ngài Hám Sơn:
1. Có ý chí quyết định: dứt khoác mạnh mẽ đối với cái pháp môn của mình.
Theo niệm Phật vài bữa rồi bỏ, trì chú, lại bỏ, tham thiền, xong đi học giáo lý, xong lại đổi...
Chịu khó nghe Pháp thấy rõ con đường, phương pháp thực hành và tông chỉ của Pháp môn
"Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân."
Tại sao niệm Phật
Niệm Phật bằng cách nào
Niệm Phật có lợi ích gì
2. Buông bỏ cho được: thương con nhớ cháu, buôn bán lời lỗ... Buông cái sự chấp chặc ở trong nội tâm của mình. Ngày xưa ai nói gì trái ý, hay nhìn mình bằng con mắt khó chịu thì mình nhớ hoài. Làm sao mới có thể buông : phải có trí tuệ mới buông được. Làm sao để có trí tuệ: phải nghe Pháp: lẽ thật của sự biến đổi vô thường ngay ở bản thân của mình theo năm tháng hao mòn. Mà mình quên. Nghe Pháp để nhắc nhở, nghe mới thấm dần, rồi về nhà nghiền ngẫm. Nhờ cái nghiền ngẫm quán xét ở trong cuộc sống hằng ngày của mình. Ăn cơm, uống nước, thở... chỉ là vay mượn, từng phút quán xét. Mạng sống là cả một giòng vay mượn liên tục. Trí tuệ sẽ càng ngày càng toả sáng, không còn chấp mới buông bỏ. Nghe hiểu chỉ là cái hiểu của Phật, mình phải quán xét mới trở thành cái hiểu của mình. Tu phương pháp nào không biết, nếu không có được trí tuệ thấy được lẽ thật thì không thành tựu. Nên ta phải chiêm nghiệm.
Khi thấy được lẽ thật, biến được tham sân si thành giới định tuệ. Biết giả thì đâu có đuổi theo.
3. Tuỳ duyên an mệnh: không đuổi theo duyên mà tuỳ thuận theo duyên.
Mình đã cố gắng hết mức mà chỉ có tới đó, thì mình nên hài lòng.
Ít muốn: muốn vừa phải trong khả năng của mình.
Biết đủ: an phận với những cái mình đang hiện có.
Nếu nuôi dưỡng lòng tham quá độ sẽ làm cho ta khổ.
"Người biết đủ nằm dưới đất cũng an vui
Người không biết đủ ở thiên đường cũng không vừa ý"
4. Nhận rõ không mê lầm: cuộc đời bản thân của mình. Cái già sắp tới, đang tới, đã tới. Đừng có tưởng mình còn trẻ. Lo chuẩn bị cho cái tinh thần của mình. Đó là người có trí.
"công danh cái thế chẳng qua màng sương sớm
phú quí kinh nhân giấc mộng dài
chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
công phu luống uổng một đời ai"
chỉ có cái trí sáng suốt là còn, tất cả công danh phú quí chỉ là vô thường
nếu không thấy được cái tâm sáng suốt thì tu pháp môn gì cũng luống uổng
5. Phải có cái tâm chán khổ khẩn thiết để tìm được sự an vui chân thật: chán cái tâm phiền não của mình, chán tâm tham sân si, chán cái huyễn để đạt được cái chân. Nên làm lành, tụng kinh, niệm Phật, nghe Pháp để tiến tới sự giác ngộ, sự an vui chân thật. Nếu chán mà không làm gì hết là cái chán tiêu cực.
0 comments