D. - Người học Phật, ban đêm không nên ở trần, mặc quần đùi mà ngủ.
Vì một Phật tử lúc nào cũng phải gìn lòng như đối trước Phật. Đến bữa cơm không nên ăn qúa độ, thức ăn dù ngon, hạp miệng cũng chỉ nên ăn tám chín phần mà thôi. Nếu ăn đủ mười phần thì kẻ khác bị thiếu, mà tạng phủ mình cũng bị thọ thương. Phúc đức của phàm phu đâu có bao nhiêu, nếu thường ăn như thế, thọ lộc phải giảm. Vả lại khi ăn qúa nhiều, thân tâm mờ mệt, nếu thực phẩm không tiêu, tất ra hơi dưới. Việc nầy rất không thanh nhã, tội lỗi rất to. Như sự đốt hương ở điện Phật chẳng qua là để tiêu biểu lòng cung kính, xét lại mùi thơm đâu có bao nhiêu? Nếu ăn quá để cho ra hơi dưới..mùi hôi thúi xông đến Tam Bảo, thì đời sau tất phải bị quả báo làm loài giòi. Vậy muốn tránh lỗi ấy, tốt hơn hết là ăn cho có điều độ. Thảng như bao tử yếu bị chứng hàn, món ăn khó tiêu, cảm thấy muốn ra hơi dưới, thì nên bước ra ngoài, đến chỗ trống cho ra, đợi khi hơi tan lại đi vào trong. Nếu có việc không ra ngoài được, thì phải dùng sức nén lại, giây phút hơi sẽ tiêu tan ở trong bụng. Có kẻ cho rằng làm như thế e sinh ra bệnh, lời nầy không nên nghe theo, vì nếu một chút vệ sinh không đáng vào đâu mà để cho ra hơi dưới nơi điện Phật , nhà Tăng, thì khổ báo của tội lỗi còn nặng gấp hơn muôn phần. Trong giới luật của Phật chế, chưa nói đến việc này, có lẽ người xưa thân thể mạnh khỏe không tham ăn, chẳng có điều bất nhã ấy, nên Phật chưa nói, nếu như có, tất Phật đã nói ra rồi! Vậy chớ cho rằng Phật không chế giới ngăn cấm điều ấy, mà tùy ý cho ra hơi dưới. Làm như thế là tự rước lấy sự đọa lạc, chừng ấy Phật muốn cứu độ cũng không biết làm sao? Thuở xưa Đức Khổng Tử lấy tư cách bậc thánh nhân đến chầu vị quốc quân phàm phu, khi còn ở dưới thềm sắp muốn bước vào triều, đã nén nhẹ hơi thở, huống chi lúc đối trước mặt vua? Cho nên, sách Luận Ngữ nói: So vạt áo bước lên đền, thân mình cúi xuống , nhẹ hơi dường như không thở". Chúng ta là phàm phu đầy nghiệp lực, đang lúc ở nơi điện Phật, một Đấng trời trong hàng Trời, Thánh trong hàng Thánh, là chỗ Tam Bảo đầy đủ mà không để tâm thúc liễm, mặc ý cho ra hơi hôi thúi nơi dưới, tội lỗi ấy lớn biết chừng bao? Xin chớ cho rằng tôi nói ra đây việc không thanh nhã, chỉ sợ cho kẻ thô suất lầm gây ra nhân dọa lạc loài giòi tửa đó thôi.
Ấn Quang Đại Sư khai thị
LỊCH ÂM DƯƠNG
*Ngày chay: mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29)
*Tháng chay: Tháng Giêng, Bảy, Mười
- Được quan tâm
- Bình luận mới
- Chủ đề
Ajahn Chah
Ẩm Thực Chay
Andrew
Ayya Khema
Bài Mới
Berzin
Chia Sẻ
Chia Sẻ Kinh Nghiệm
Chùa Ngưỡng Quan
Dalai Lama
Diệu Sương
Gia Phượng
Hữu Minh
Kenny
Kids
Kim
Long
Lục Bình
Mẹ
mẹo vặt
món chay
món chay theo vần
My Lan
Mỹ Phong
nấu chay
nghệ thuật sống
Ngọc Nhi
nguyên liệu
Nhã Phương
Nhạc
Pháp Âm
Phật Pháp
Sưu tầm
Thích Minh Thành
Thích Pháp Hòa
Thích Tánh Tuệ
Thích Thiền Tâm
Thích Trí Tịnh
Thiên Ân
Thiện Thông
Thơ Văn
thực dưỡng
thức uống
Tiêu Điểm
Tu học
Tu Tập
từ thiện
Tuệ Lan
Vân Anh
xuân
y học
0 comments