Kinh Pháp Cú:
Người kia đâu biết được:
Kiếp sống vốn vô thường;
Nếu biết được như thế,
Ắt một nhịn hai nhường.
Duyên khởi: Phật nói kinh Pháp Cú này do vì một hôm Phật đi nhà cầu, thấy cái thùng quí Tỳ Kheo xài rồi mà không úp xuống. Phật dạy phải úp thùng xuống khi xài xong, nếu không thì thùng bị ướt sẽ mau hư và dễ sinh trùng lăng quăng, khi xài thì lại đổ lăng quăng đi chúng sẽ bị chết. Khi đó có một số Tỳ Kheo kia đi khất thực không nghe được lời Phật dạy. Mấy vị nầy đến khi xài thùng cứ lại tiếp tục để ngửa lên. Các Tỳ Kheo đã được nghe lời Phật dạy bèn kêu phải úp thùng xuống, các Thầy kia cho rằng mình bị bắt lỗi chứ không phải Phật dạy như thế. Từ đó các Thầy bất hoà, tranh cãi với nhau. Phật khuyên không được nên bỏ đi vào rừng một mình.
Khi đó những Phật tử đều nghe các Thầy cãi cọ, bèn nói với nhau: Mấy ông Tăng nầy ăn no nên mới có sức để cãi, bây giờ mình không thèm cúng dường nữa, đề cho đói xem còn có cãi nữa không. Ngày thứ nhất và ngày thứ hai, vẫn còn tiếp tục cãi. Qua tới ngày thứ ba thì đói meo, không cãi nổi. Sau cùng đến ngày thứ tư mới làm hoà với nhau và thỉnh Phật về.
Qua trên, ta rút ra được bài học: cuộc sống rất mong manh, không nên tranh hơn thua.
Truyện vui:
Ngày xưa có 1 cặp nọ rất là thương yêu với nhau. Họ yêu nhau 5 năm, sau đó gia đình hai bên tác hợp cho nhau. Hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Một hôm ông chồng thấy một con chuột từ gầm tủ chui ra, bèn nói với vợ rằng: "Em à, anh thấy có một con chuột từ gầm tủ chui ra, em nên coi chừng thức ăn đậy kỹ lại." Người vợ mới nói: "Bộ chỉ có mình anh thấy con chuột sao, em cũng thấy nữa, nhưng mà nó từ gầm gường chui ra, không phải từ gầm tủ. Người chồng: "Anh thấy rõ ràng là từ gầm tủ mà." Người vợ: "Em đã nói là từ gầm gường." Hai người cãi nhau và giận không ai nói tới ai mấy ngày. Người chồng chịu không nỗi: "Chúng mình thương nhau đã lâu, đừng để chuyện nhỏ này ảnh hưởng đến hạnh phúc của hai ta, thôi mình nên làm hoà. Người vợ: "Em cũng thấy là đâu có cái gì đâu, mà mình phải giận hờn nhau, kể từ nay mình nên vui vẽ với nhau trở lại. Chỉ tại anh thôi, em thấy rõ ràng là con chuột từ gầm gương chui ra mà." Người chồng: "Nữa, chính mắt anh thấy từ gầm tủ."...
Câu chuyện qua ta thấy buồn cười cho 2 vợ chồng trên, nhưng chính chúng ta đều vấp phải. Ta cứ khư khư cho ý kiến ta, cái nhìn của ta là đúng, tất cả đều sai. Đâu biết rằng đúng hay sai đều có góc độ của nó. Trên phương diện này thì nó đúng, trên phương diện khác là sai. Khi còn sống chung ta phải trân trọng lẫn nhau, phải tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng để tới chết mới làm văn tế ca ngợi người đã chết, khi còn sống không chịu khen nhau, tìm cái tốt của nhau để nêu lên.
Trong cuộc sống hằng ngày người chồng thường có tánh nóng, người vợ hay cằn nhằn nói dai. Ai cũng có ưu và khuyết điểm, nên tìm ưu điểm để khen ngợi.
Kinh Pháp Cú:
Trước chân, tưởng không chân;
Trước thật, ngờ không thật:
Mải tư duy tà vạy;
Mê mờ, luống hại thân.
Giả chân, biết giả chân;
Dối thật, hay dối thật.
Hay biết chẳng sai lầm:
Bước đầu tri kiến Phật.
Phật nói câu Pháp Cú trên cho 5 anh em Kiều Trần Như
Một hôm Ác Bệ đi về thành Vương Xá gặp ngài Xá Lợi Phất. Ngài Xá Lợi Phất thấy tướng tốt của Ác Bệ bèn hỏi đệ tử của ai
Ngài Ác Bệ đáp:
"Các pháp từ duyên sanh. Các pháp từ duyên diệt"
Ngài Xá Lợi Phất nghe xong chứng quả Tu Đà Hoàn (Từng Thánh thứ I). Mục Kiền Liên nghe xong cũng chứng quả. Hai ngài về khuyên thầy 200 tuổi của mình nên xuất gia theo Phật. Vị thầy này bảo thủ, vì nghĩ rằng Phật mới có 40 tuổi rất nhỏ tuổi hơn ông, mặc dù ông biết rõ rằng đạo của ông không đạt được chân lý. Ông đã có 250 đệ tử cúng dường ông là đủ rồi. Nhưng rốt cuộc 250 vị đệ tử này cũng xuất gia theo Phật. Ông buồn quá và chết luôn.
Câu chuyện bảo thủ:
Có 2 người tiều phu, đi nhặt củi. Hai vị nầy nhặt được mỗi người 1 gánh chà gai. Trên đường về, thấy có mớ củi tốt. Một vị bèn bỏ chà gai để lấy củi. Vị kia tiếc công phu của mình đã bỏ ra để nhặt chà gai, nên không chịu bỏ, tiếp tục gánh chà gai đem về. Rồi cả hai thấy được than, vị có gánh củi bỏ củi và lượm than đem về. Vị kia cũng tiếc nuối công trình của mình với gánh chà gai và cũng không chịu bỏ. Cũng trên đường về cả hai gặp được trầm hương, vị kia khư khư không chịu bỏ chà gai, nghĩ rằng mình tốt công gom chà, quải đường xá xa xôi, bao nhiêu công sức bỏ ra, mà giờ lại bỏ đi thật là rất uổng. Còn vị có gánh than, thấy được trầm hương, bèn bỏ đi gánh than và lấy trầm hương đem về. Về vị có trầm hương bán ra được tiền rất nhiều. Còn vị kia có chà gai chụm chỉ vài ngày là hết.
Qua câu chuyện trên chúng ta cười vị không chịu bỏ gánh chà gai nhưng chính chúng ta cũng vậy, luôn bảo thủ cho ý kiến của mình là đúng nên nhất định không thay đổi.
LỊCH ÂM DƯƠNG
*Ngày chay: mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29)
*Tháng chay: Tháng Giêng, Bảy, Mười
- Được quan tâm
- Bình luận mới
- Chủ đề
Ajahn Chah
Ẩm Thực Chay
Andrew
Ayya Khema
Bài Mới
Berzin
Chia Sẻ
Chia Sẻ Kinh Nghiệm
Chùa Ngưỡng Quan
Dalai Lama
Diệu Sương
Gia Phượng
Hữu Minh
Kenny
Kids
Kim
Long
Lục Bình
Mẹ
mẹo vặt
món chay
món chay theo vần
My Lan
Mỹ Phong
nấu chay
nghệ thuật sống
Ngọc Nhi
nguyên liệu
Nhã Phương
Nhạc
Pháp Âm
Phật Pháp
Sưu tầm
Thích Minh Thành
Thích Pháp Hòa
Thích Tánh Tuệ
Thích Thiền Tâm
Thích Trí Tịnh
Thiên Ân
Thiện Thông
Thơ Văn
thực dưỡng
thức uống
Tiêu Điểm
Tu học
Tu Tập
từ thiện
Tuệ Lan
Vân Anh
xuân
y học
bây giờ con tập bớt nói một câu, niệm Phật nhiều hơn một câu:) Bắt đầu tập lần xâu chuỗi PHật
ReplyDelete